Hotline 24/7
08983-08983

Bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều: Khi nào nên đi khám?

Trái tim có thể đập tới 100.000 lần/ngày để bơm máu đi nuôi cơ thể. Có thể nói, đây là cơ quan phải làm việc vất vả nhất trong cơ thể nhưng lại ít khi được quan tâm, chú ý tới, cho tới khi bạn gặp phải những triệu chứng rõ ràng hơn như đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim…

Khi bị rối loạn nhịp tim, bạn có thể cảm thấy tim đập nhanh hơn, trái tim như rung lên trong lồng ngực hay đôi khi là cảm giác trái tim bỏ lỡ mất một nhịp… Trong nhiều trường hợp, tình trạng rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều là hoàn toàn bình thường và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có trường hợp rối loạn nhịp tim là triệu chứng cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm hơn.

Theo BS Teferi Mitiku từ Trung tâm Y tế UCI (Mỹ): “Không phải trường hợp đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim nào cũng cần phải đi khám. Tuy nhiên, nên nhớ tình trạng rối loạn nhịp tim là biểu hiện của một vài bất thường trong hệ điện tim, do đó bạn vẫn cần chú ý nhiều hơn tới những triệu chứng này”.

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim?

Bạn có thể bị rối loạn nhịp tim do quá căng thẳng, tiêu thụ nhiều caffeine...

Thông thường, nhịp tim được kiểm soát bởi những xung điện trong tim. Những xung điện này được hình thành từ các nút xoang trong tâm nhĩ. Sau đó, những xung điện này tiếp tục được truyền xuống tâm thất thông qua các nút nhĩ thất.

Bất kỳ trục trặc nào diễn ra trong quá trình truyền xung điện trong các buồng tim đều có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.

Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, tình trạng rối loạn nhịp tim chỉ mang tính tạm thời và không đe dọa tính mạng. Ví dụ, bạn có thể bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều do tác dụng phụ của thuốc; Bạn cảm thấy quá lo lắng, căng thẳng hoặc tiêu thụ quá nhiều caffeine.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, rối loạn nhịp tim có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh tim mạch, bệnh mạn tính nguy hiểm khác.

Vậy khi nào cần đi khám khi bị rối loạn nhịp tim?

Bạn nên đi khám nếu:

- Tình trạng rối loạn nhịp tim kéo dài, thường xuyên bị tái phát.

- Bạn bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim sung huyết hoặc có người thân trong gia đình cũng mắc các bệnh tim mạch.

- Bạn thấy choáng váng, đau tức ngực và/hoặc khó thở.

BS Teferi Mitiku cho biết: “Nếu tình trạng rối loạn nhịp tim đi kèm với các triệu chứng choáng váng, đau tức ngực, khó thở, bạn nên đi khám ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng ngừng tim đột ngột”.

Theo dõi thêm khi bị rối loạn nhip tim

Nếu không có bất kỳ triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ nào nói trên, bạn có thể theo dõi thêm tại nhà để đảm bảo tình trạng rối loạn nhịp tim chỉ là tạm thời. Hãy chú ý loại bỏ những yếu tố có thể kích hoạt tình trạng nhịp tim không đều (căng thẳng, tiêu thụ nhiều caffeine…) bằng cách hạn chế uống quá nhiều cà phê, nước tăng lực, thường xuyên ngồi thiền hoặc tập yoga.

Nếu tình trạng rối loạn nhịp tim vẫn tái phát dù đã thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bạn có thể đi khám để phát hiện nguyên nhân chính xác, cũng như có cách điều trị phù hợp.

Theo Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X