Hotline 24/7
08983-08983

Bị mèo cắn khi đang mang thai 38 tuần có sao không?

Câu hỏi

Chào các bác sĩ, Bác sĩ cho em hỏi, hiện tại em đang mang bầu 38 tuần, em bị mèo cắn nhưng không chảy máu. Em muốn hỏi xem có bị sao không?

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Mèo cắn khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mèo cắn khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Chó hay mèo cắn đều phải tiêm ngừa dại, đặc biệt những trường hợp vết cắn gây chảy máu ở những vị trí gây phát bệnh nhanh như: đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... Những trường hợp như ở cẳng chân, cẳng tay người thì có thể theo dõi con vật trong 15 ngày.

Nếu trong 15 ngày, con vật bình thường thì không phải tiêm ngừa. Trường hợp của bạn, vết cắn không chảy máu thì bạn nên theo dõi con mèo trong 15 ngày nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Phụ nữ có thai và trẻ em mới sinh vẫn có thể tiêm phòng dại được nhưng phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa và nên sử dụng loại vắc xin phòng dại tế bào.
 
Hiện nay,
vắc xin phòng dại được sản xuất trên công nghệ nuôi cấy tế bào. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ưu điểm của loại vắc xin này là có hiệu quả phòng bệnh cao, ít gây biến chứng nhưng giá thành lại khá cao. Nước ta không sử dụng loại vắc xin trên do giá thành không phù hợp với thu nhập của người dân.
 
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đang áp dụng chế tạo
vắc xin dại theo phương pháp Fuenzalia. Loại vắc xin này được sản xuất từ não súc vật non, cụ thể là từ não chuột bạch mới đẻ. Tuy không phải là loại vắc xin được chế tạo theo công nghệ hiện đại nhất nhưng loại vắc xin này cũng có hiệu quả phòng dại tốt, dùng được cho cả phụ nữ mang thai và đặc biệt giá thành thấp nên được sử dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển.
 
Cho đến nay, kể cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi đã lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%. Biện pháp duy nhất để cứu chữa những người bị súc vật dại cắn hoặc tiếp xúc với vi rút dại là phải tiêm
vắc xin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả. Tuyệt đối không chữa bằng thuốc nam để tránh cái chết oan uổng.
 
Vắc xin cho phụ nữ mang thai
 
- Nhóm 1: bao gồm những
vắc xin hoàn toàn vô hại đối với thai, ngược lại còn tác dụng bảo vệ thai sau khi đẻ ra trong vài tháng đầu tiên nhờ chất kháng thể của mẹ có được sau khi tiêm chủng đã chuyển sang con qua hàng rào rau thai. Đó là các vắc xin phòng uốn ván, vắc xin chống viêm gan virus B, vắc xin phòng bại liệt bào chế từ những virus đã bất hoạt, vắc xin phòng cúm.
 
- Nhóm 2: là những vắc xin có thể tiêm chủng trong một số hoàn cảnh như
vắc xin phòng bệnh tả (khi có dịch ở khu vực người mẹ sống), vắc xin phòng bệnh dại (khi bà mẹ bị chó dại cắn hoặc chó nghi ngờ bị dại cắn), vắc xin chống bệnh sốt vàng.

Vắc xin không dùng cho phụ nữ mang thai

- Nhóm 3: là các
vắc xin không được dùng cho các bà mẹ đang có thai, bao gồm vắc xin phòng bại liệt uống (chế bằng virus giảm độc lực) của Sabin, vắc xin chống bệnh ho gà, bạch hầu, thương hàn, sởi, quai bị và lao (BCG).


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X