Hotline 24/7
08983-08983

Bị loét dạ dày, cần tránh ăn những gì?

Khi bị loét dạ dày, việc dùng một số loại thực phẩm đặc thù không kiểm soát, có thể làm các triệu chứng càng trầm trọng thêm bao gồm đau, cảm giác nóng rát, khó tiêu, chướng khí, buồn nôn và nôn mửa.

Trước giờ, nguyên nhân phổ biến nhất của loét dạ dày tá tràng là nhiễm trùng vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Các nguyên nhân khác bao gồm sử dụng aspirin lâu dài và một số thuốc giảm đau khác như ibuprofen và naproxen sodium.

Thậm chí, người ta có nguy cơ cao bị loét dạ dày nếu hút thuốc nhiều, uống rượu quá mức, dẫn đến cuộc sống căng thẳng và ăn thức ăn có nhiều gia vị cay, mặn, chua...

Với những người mắc bệnh này, kiêng ăn là điều cần thiết. Đặc biệt là hãy né những loại thực phẩm đặc thù dưới đây.

1. Đồ uống có cồn

Uống rượu bia làm tăng mức độ axit trong dạ dày và do đó các triệu chứng của tình trạng loét trở nênnặng thêm.

Một nghiên cứu năm 2000 được công bố trên tạp chí American Journal of Gastroenterology, Mỹ báo cáo rằng, đồ uống có cồn lên men có thể làm tăng mức độ loét dạ dày và tiết ra nhiều acid hơn.

Axit succinic và maleic có trong một số loại đồ uống có cồn cũng kích thích tiết acid.

Rượu không chỉ làm tăng axit dạ dày mà nó còn khiến bạn mất nước. Do đó, tốt nhất là tránh uống đồ uống có cồn này.

2. Cà phê

Nếu bạn đang cố gắng chữa lành vết loét dạ dày, đã đến lúc phải giảm lượng cà phê cũng như các sản phẩm có chứa caffein khác. Trong khi cà phê không gây loét dạ dày nhưng nó có thể gây kích ứng dạ dày.

Cà phê có chứa caffeine và các thành phần khác được biết là tăng sản xuất axit dạ dày.

Một nghiên cứu năm 2010 của Hiệp hội Hóa học Mỹ đã xác định hai chất gồm catechols và N-alkanoly-5-hydroxytryptamides có thể kích thích tiết acid dạ dày trong các tế bào dạ dày.

3. Thực phẩm cay

Thức ăn cay như ớt nóng và gia vị có thể kích thích niêm mạc dạ dày, do đó kích thích loét dạ dày trầm trọng hơn. Vì vậy, các loại thực phẩm cay và chua có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của loét dạ dày ở một số người.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại ớt đều có hại. Các nhà khoa học tin rằng hoạt chất capsaicin có trong ớt đỏ như ớt cayenne có thể giúp ức chế tiết acid thay vì kích thích nó. Thêm vào đó, nó có thể giúp kích thích kiềm, dịch tiết chất nhầy và lưu thông máu dạ dày niêm mạc.

Ngoài ra, tránh xa các thực phẩm chế biến và chiên giòn vì chúng cần axit dạ dày nhiều hơn để tiêu hóa, do đó làm tệ đi các triệu chứng của loét dạ dày.

4. Đồ uống có ga

Bất kỳ loại đồ uống có ga nào cũng có thể kích thích niêm mạc dạ dày và ruột non của bạn, hai khu vực phổ biến khiến tình trạng loét dễ phát triển hơn.

Hầu hết các loại đồ uống có ga chứa axit xitric là chất bảo quản và chất tăng cường hương vị, làm tăng độ chua của nước giải khát. Vì vậy, khi bạn uống những loại đồ uống như vậy, lượng axit dạ dày có thể tăng cao hơn nhiều so với nhu cầu dạ dày của bạn.

Sự gia tăng acid dạ dày có thể kích thích vết loét phát triển trong hệ tiêu hóa của bạn. Do đó, bạn nên loại bỏ đồ uống có ga để ngăn ngừa các triệu chứng loét hiện tại.

5. Thực phẩm nhiều muối

Lượng muối cao có liên quan đến nguy cơ loét dạ dày cao hơn.

Trong thực tế, nếu bạn đã bị loét dạ dày, bạn nên tránh thêm muối quá nhiều vào món ăn. Thêm lượng muối có nghĩa là làm nặng thêm các triệu chứng loét dạ dày.

Cố gắng tránh các loại thực phẩm giàu muối như thịt xông khói và các loại thịt muối khác, khoai tây chiên, cá, thịt đóng hộp...

Theo Huỳnh Dũng - Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X