Hotline 24/7
08983-08983

Bị liệt sau mổ, bệnh nhân tố bác sĩ

"Bệnh viện chưa đủ khả năng chuyên môn mổ bệnh này nhưng vì muốn bán được dụng cụ nên BS đã “hướng” bệnh nhân đến cuộc mổ".

Một bệnh nhân (BN) sau khi mổ cột sống cổ bị liệt toàn thân đã bức xúc.
 

Bệnh nhân H. (bên trái) đến phản ánh tại tòa soạn Báo Thanh Niên - ảnh: Đ.Phú
 
Đó là trường hợp ông P.Q.H (57 tuổi, ngụ TPHCM). Ông H. làm đơn tố cáo gửi đến Báo Thanh Niên cùng một số cơ quan chức năng khác về việc ông bị liệt toàn thân sau ca phẫu thuật cột sống cổ tại BV Cấp cứu Trưng Vương (TPHCM).
 
Tiếp xúc với PV, ông H. nói: “Tôi được BS của BV Trưng Vương phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ vào cuối năm 2009. Thời gian qua do bị liệt, không đi lại được, nên đến nay mới phản ánh vụ việc lên Sở Y tế TP, BV Trưng Vương…”.
 
Hai vấn đề BN H. bức xúc chính đó là, trước mổ ông đi đứng bình thường, chỉ có triệu chứng tê tay và tê ngón chân, nhưng sau mổ thì bị liệt toàn thân; thứ hai ông cho rằng, có sự không rõ ràng về việc BS giới thiệu người của một công ty bên ngoài vào BV bán dụng cụ đĩa đệm.
 
Cuối tháng 9/2011, Giám đốc BV Trương Vương cùng hai BS mổ cho ông H. là BS L.Đ.N và BS P.G.T đã làm việc với BN H., có sự tham dự của PV. BS Lê Thanh Chiến - Giám đốc BV nói: “Khi nhận được phản ánh của BN H., BV cho xem lại toàn bộ hồ sơ bệnh án; yêu cầu hai BS mổ là L.Đ.N và P.G.T làm tường trình; sau đó Hội đồng khoa học của BV họp xem xét...”.
 
Giám đốc và BS của BV có giải thích cho những bức xúc của BN, nhưng ông H. không chấp nhận. Ông H. nói thẳng: “Hội đồng là của BV, nói sao tôi nghe vậy. Việc tôi phản ánh, không phải để đòi BV bồi thường tiền, mà mong muốn chính là để BV, BS tiếp thu, làm tốt hơn để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những BN khác về sau”.
 
Ông H. nói tiếp: “Trước mổ, tuy BS có giải thích nhưng không rõ ràng, đến nơi đến chốn. BS P.G.T nói BV có đầy đủ máy móc, dụng cụ, nhưng sau này tôi mới biết, ca mổ cho tôi không có kính vi phẫu; BS P.G.T nói sau mổ khoảng 2 tuần là xuất viện, rồi gọi người của công ty bên ngoài vào bán dụng cụ.
 
Người bán dụng cụ vào BV mở laptop ra cho tôi xem kỹ thuật thay đĩa đệm và bảo rằng, thay đĩa đệm nhanh lắm (!). Tôi đã mua một cái đĩa giá 54 triệu đồng, cộng với nẹp vít, tổng cộng tôi trả cho công ty này 64 triệu đồng.
 
Nhưng sau mổ tôi đã bị liệt tứ chi, tiêu tiểu tại chỗ. Tập vật lý trị liệu, châm cứu tích cực thì gần một năm sau tôi mới chống gậy đi lại trong nhà được, nhưng hai chân rất yếu. Đến nay tình trạng vẫn vậy...”.
 
Giải thích chuyện mua bán trong BV, Giám đốc BV nói: “Do lĩnh vực này BV làm không nhiều, giá dụng cụ đĩa đệm lại cao, nên BV không mua để sẵn, mà khi có BN cần dùng thì BS sẽ gọi công ty bên ngoài vào gặp trực tiếp BN thỏa thuận giá cả để mua”.
 
BN H. không đồng tình giải thích này, và cho rằng: “Dù BV không mua dụng cụ để sẵn, thì cũng phải quản lý chặt về chất lượng, giá cả dụng cụ, chứ không thể để BS tự liên lạc với công ty vào bán dụng cụ. Ngoài ra, nếu thấy không đảm bảo đủ khả năng, phương tiện chữa trị thì BS nên chuyển BN đi nơi khác để BN được điều trị tốt hơn”.

Thanh tra Sở Y tế đang tạm niêm phong hồ sơ bệnh án của BN P.Q.H để làm rõ một số vấn đề mà BN phản ánh. Tới đây, Hội đồng khoa học của Sở Y tế TP sẽ được thành lập để xem xét về ca bệnh này. 

Theo Thanh Tùng - Thanh Niên

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X