Hotline 24/7
08983-08983

Bị gút và thận mãn ăn uống ra sao?

Thưa bác sĩ, tôi bị gút và bị bệnh thận mãn giai đoạn 4, tôi nên ăn uống kiêng cữ ra sao? ​(kimthanh@...)

Một người bị gút sưng chân -   Ảnh: L.T.H.
Một người bị gút sưng chân - Ảnh: L.T.H.

- BSCK1 Nguyễn Thanh Hải:

Tăng acid uric máu là dấu ấn chuyển hóa báo hiệu sớm sự xuất hiện của các bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường. Ngoài ra, còn gây bệnh gút, sỏi thận và bệnh thận mãn. Bệnh gút cần hạn chế dùng các thực phẩm có nhiều chất purine: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá cơm; thịt bò, thịt heo, đồ lòng; rượu bia; măng tây, rau bina, súplơ... vì nó sẽ chuyển hóa thành acid uric.

Chế độ ăn uống bệnh thận mãn giai đoạn 4, phải thay đổi trong thói quen ăn uống nhằm giảm gánh nặng trên thận và giảm thiểu sự mất cân bằng do bệnh này gây ra. Có ba điểm chính cần được xem xét: lượng dịch nhập vào vừa phải vì thận yếu có thể gây giữ nước dẫn đến phù, hạn chế lượng natri, photpho và kali, giảm ăn chất đạm vì khi thận yếu sẽ rất khó khăn trong việc loại bỏ các sản phẩm phân hủy từ đạm như ure và acid uric.

Các thực phẩm cần tránh hoặc dùng ở mức vừa phải:

Kiểm soát lượng natri như thực phẩm chế biến sẵn; muối tinh và gia vị hỗn hợp; phômai; các loại thực phẩm đóng hộp, có chất bảo quản (thịt, trái cây và rau quả); thịt muối; các loại hạt. Lưu ý: chỉ nên dùng tổng lượng natri 2-3 gam/ngày; khi ăn uống nên nhớ “các món đã nêm thì không chấm, các món đã chấm thì không nêm”.

Kiểm soát kali máu như: thịt, thịt có thể có nồng độ kali cao nhưng khi dùng một lượng nhỏ thịt thì không đáng ngại; các loại trái cây cần tránh hoặc ăn mức độ vừa phải như bơ, chuối, cam quít, xoài, đu đủ, nho khô, chà là khô và mận khô. Cần cẩn thận với các loại đậu và nấm. Cà phê, trà, sôcôla và các đồ uống chứa sôcôla nên được dùng ở mức vừa phải. Tinh bột như mì ống, mì và gạo chà xát cũng có thể là một vấn đề.

Lưu ý: cố gắng giữ cho nồng độ kali trong máu dưới 5 mmol/L; tránh dùng nước ép trái cây và nước giải khát từ trái cây đóng hộp vì chúng rất giàu kali. Kiểm soát lượng photpho: hầu hết sữa, cho dù đó là sữa hoặc sản phẩm chế biến từ sữa như phômai; bia, rượu và nước giải khát cola; nội tạng động vật (như gan, ruột) và một số loài cá (cá chép, cá mòi); các loại hạt và thực phẩm chế biến từ lượng lớn các hạt như bơ đậu phộng. Mục tiêu giữ mức photpho trong máu từ 2,5-4 mg/dL.

Theo BS.CK1 Nguyễn Thanh Hải - Tuổi Trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X