Hotline 24/7
08983-08983

Bị ghẻ ngứa có được tắm xà phòng?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Khi bị ghẻ ngứa có được tắm xà phòng tắm không? Tôi nghe nhiều người nói là không được, chỉ nên tắm các loại nước tắm thảo mộc vì tắm xà phòng sẽ khiến bệnh lâu khỏi hơn. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Người bị bệnh ghẻ ngứa vẫn tắm xà phòng bình thường, mà còn nên chọn loại sữa tắm có độ pH trung tính là tốt nhất, tránh dùng loại có quá nhiều mùi thơm và chất bảo quản. Việc dùng nước tắm thảo mộc không được chứng minh sẽ hiệu quả hơn sữa tắm thông thường, ngược lại pha không đúng cách còn có nguy cơ dị ứng da, tắm không sạch.

Nhìn chung, việc điều trị triệt để bệnh ghẻ ngứa, cần thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc sau:

- Chú ý phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ chóng khỏi và ít lây lan. Không gãi, không tự ý dùng các loại thuốc bôi như: thuốc rầy, thuốc súng, DDT… rất nguy hiểm.

- Tắm sạch, lau khô trước khi bôi hay xịt các loại thuốc do bác sĩ chỉ định tùy tình trạng bệnh lý. Thoa, xịt thuốc toàn thân, từ cổ đến chân, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể thoa thuốc 2-3 lần mỗi ngày, liên tục trong 10-15 ngày.

- Quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch; có thể trụn nước sôi, phơi nắng cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc… để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân.

-  Phải để thuốc tiếp xúc với da đủ thời gian. Đa số các thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn, 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai; sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng.

- Bệnh có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Bắt buộc điều trị lại theo đúng phương pháp.

- Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá… tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Bệnh ghẻ là một bệnh da khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Bệnh lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn chiếu dính trứng ghẻ hoặc cái ghẻ. Bệnh ghẻ tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị chu đáo, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh ghẻ với các mức độ hiệu quả khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn điều trị là độ tuổi, giá cả, mức độ nặng của bệnh và tính hiệu quả của các phương pháp điều trị trước đó.

Ở Việt Nam, các thuốc điều trị bệnh ghẻ chủ yếu vẫn là dung dịch DEP, kem crotamiton, thuốc xịt Spregal (có thành phần là esdepaletrin và piperonyl butoxid). Ngoài ra, kháng histamin tại chỗ hoặc toàn thân, corticoid tại chỗ được dùng để chống ngứa, giảm các triệu chứng do cơ thể nhạy cảm với kháng nguyên của ký sinh trùng ghẻ như mụn nước, chàm hóa… Các phương pháp dân gian điều trị ghẻ như lá cây ba chạc đen tắm hoặc dầu hạt máu chó. Ngoài thuốc điều trị, vấn đề vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, cách ly, điều trị cho những người sống gần bị bệnh đóng vai trò quan trọng, quyết định kết quả điều trị bệnh ghẻ.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X