Hotline 24/7
08983-08983

Bị bệnh gout có cần phải ăn chay?

Tôi làm xét nghiệm, lượng axit uric trong máu là 9H, thỉnh thoảng khi uống rượu nhiều và ăn nhiều thức ăn giàu đạm, ngón chân cái bị ửng đỏ, mắt cá chân bị đau, nhưng sau đó vài ngày thì tự nhiên hết. Thuốc đang dùng khi lên cơn đau là Cochichine và thuốc giảm axit uric. Cách đây vài tháng tôi thực hiện ăn chay trên 1 tháng, ít sử dụng rượu bia, nên khi xét nghiệm lượng axit uric hạ ngang tầm mức cho phép. Xin hỏi tôi đã bị bệnh gout chưa? Cách điều trị và ăn uống ra sao?

Chào bạn,

Gout là một bệnh về rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể làm tăng acid uric trong máu, gây nên những cơn đau ở các khớp, thường từ khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và đặc biệt là ở đầu ngón chân cái.

Bệnh viêm khớp do gout nguyên phát là một rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm là tăng axit uric trong máu, chỉ số xét nghiệm axit uric ở nữ giới trên 6,0 mg/dl (hoặc 360 µmol/l), đối với nam là trên 7,0 mg/dl (hoặc 420 µmol/l) đồng nghĩa với việc người đó đã bị gout. Bệnh thường biểu hiện là viêm khớp, nổi u cục dưới da và quanh bao khớp, tổn thương ở thận. Bệnh thường gặp ở nam giới ở tuổi trung niên, nam giới bị nhiều hơn nữ giới, phần lớn những phụ nữ tiền mãn kinh bị gout có tiền sử gia đình về bệnh này. Cũng có những trường hợp bệnh gout mà không có tăng axit uric trong máu.

Các giai đoạn của gout có thể chia như sau:

+ Giai đoạn tăng axit uric máu không triệu chứng lâm sàng.

+ Viêm khớp cấp.

+ Giai đoạn cách quãng chuyển tiếp thành mạn.

+ Giai đoạn viêm khớp mạn tính.

Bệnh gout được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm định lượng axit trong máu và trong nước tiểu, chụp X-quang khớp và soi dịch khớp mới có chẩn đoán xác định. Tuy nhiên với triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm định lượng axit uric có thể định hướng cho bệnh gout. Trường hợp của bạn, đã được xét nghiệm đồng thời được chỉ định điều trị bằng thuốc Colchicin có tác dụng thì có khả năng đã mắc bệnh gout.

Cách điều trị và chế độ ăn uống tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh:

- Ở giai đoạn chỉ có tăng axit uric máu, không có triệu chứng thì việc điều trị không được đặt ra vì độc tính của thuốc điều trị mạnh, chủ yếu dự phòng bằng chế độ ăn uống.

- Giai đoạn gout cấp: chủ yếu dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau như colchicin, diclofenac, an thần, kiềm hóa nước tiểu. Thời gian điều trị thường từ 7-10 ngày sau đó chuyển sang điều trị dự phòng bằng chế độ ăn uống, uống dung dịch kiềm, thuốc tăng thải axit uric.

- Giai đoạn bệnh gout mãn tính: phải áp dụng chế độ ăn kiêng đồng thời dùng dung dịch kiềm, thuốc giảm tổng hợp axit uric, thuốc chống viêm với liều nhỏ để dự phòng đợt sưng đau. Thời gian điều trị thường phải kéo dài tới 6 tháng.

Chế độ ăn kiêng: Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đạm như tôm, cua, cá biển, thịt chó, tạng động vật… Ngoài ra, không nên uống rượu bia. Thường xuyên luyện tập và lao động liệu pháp cũng giúp phòng chống bệnh được tốt hơn. Tuy nhiên cũng không nên ăn kiêng tới mức phải ăn chay. Nên nhớ bệnh gout là bệnh cần phải điều trị và phòng bệnh suốt đời.

Ngoài thuốc và chế độ ăn uống thì người mắc bệnh gút cũng nên tập luyện thể thao và bổ sung thêm các sản phẩm giúp tái tạo lại các khớp đã bị tổn thương.

  • Các bài tập, vận động sẽ giúp khớp dẻo dai, máu lưu thông tới các khớp sẽ hạn chế được tình trạng tích tụ tinh thể urat tại đây từ đó giúp giảm đau nhức khớp. Chỉ nên luyện tập những bài đơn giản và khi không có triệu chứng của bệnh gút. Trung bình mỗi ngày cần bỏ ra 30 - 60 phút để tập luyện.

  • Kết hợp dùng thêm Viên khớp GHV Bone giúp tái tạo và phục hồi các khớp đã bị tổn thương do các tinh thể uric và các tinh thể urat lắng đọng lại, giúp các khớp bàn chân, bàn tay vận động được linh hoạt hơn, làm chậm được quá trình thoái hóa các khớp.

Để được tư vấn chi tiết thêm và cụ thể cho từng trường hợp, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 - Hotline 096 268 6808

Bạn đọc tham khảo thêm phóng sự nói về Viên khớp GHV Bone của GS. TS Phạm Quốc Long

>> Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Gút: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Ngủ dậy bị đau nhức các khớp ngón tay là bệnh gì?

Chế độ ăn uống trong dịp Tết cho bệnh nhân Gút

Cẩn trọng mắc bệnh Gút do thói quen ăn uống dịp Tết



Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X