Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định chuẩn hóa quy trình cấp cứu đột quỵ

Bệnh viện Đa khoa Bình Định nhận cấp cứu, điều trị bệnh đột quỵ, tai biến mạch máu não giai đoạn cấp. Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não. BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH 106 Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - Tel: 0256.3822184 http://binhdinhhospital.com.vn/

Điều dưỡng kiểm tra huyết áp cho bà N.T.H.

Quá tải

Hàng tháng, Khoa Thần kinh, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định nhận 300 - 350 bệnh nhân đột quỵ từ Khoa Khám bệnh chuyển lên. Số giường chỉ tiêu của khoa là 33, số giường thực kê là 60, bệnh nhân luôn duy trì ở mức 60 - 70 người, do đó, nhiều bệnh nhân phải nằm giường xếp.

Ngoài một số bệnh nhân điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh thì có đến gần 90% số bệnh nhân tại đây điều trị đột quỵ.

BS.CK2 Điệp, Trưởng Khoa Thần kinh, cho biết: “Từ đầu tháng 9 đến nay, lượng bệnh nhân tăng đột biến, có ngày lên đến 15 - 20 ca. Trong đó có nhiều bệnh nhân nặng (hôn mê sâu). Chưa rõ thời tiết thay đổi hay nguyên nhân nào khác khiến số bệnh nhân tăng mạnh như vậy. Tuy nhiên, ngay cả trong những đợt nắng nóng kéo dài cũng không có tình trạng quá tải như hiện nay”.

Cũng theo BS Điệp, bệnh nhân đột quỵ điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh có độ tuổi từ 35 đến 90. Đột quỵ nặng thường xảy ra đối với những người mắc các bệnh lý về tim mạch như: rung nhĩ, van tim (hẹp hai lá), bệnh nhân đái tháo đường và người lớn tuổi. Đặc biệt, bệnh có xu hướng gia tăng ở người trẻ, do không chú ý đến việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, chủ quan, không kiểm tra mỡ trong máu, đường huyết và các yếu tố nguy cơ tim mạch. Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt không hợp lý, làm việc căng thẳng, quá sức dẫn đến stress hoặc lạm dụng rượu bia... cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Những người trẻ bị đột quỵ thường có hiện tượng xuất huyết não.

Phát hiện sớm để nâng hiệu quả điều trị

Theo BS Nguyễn Văn Trung, Phó Khoa Thần kinh, khả năng điều trị bệnh nhân đột quỵ tại BVĐK tỉnh tương đương với các bệnh viện lớn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các kỹ thuật đã áp dụng tại những bệnh viện lớn đều đã được triển khai ở khoa từ khoảng 2 năm qua. Đơn cử như 2 kỹ thuật áp dụng xử lý cho bệnh nhân đột quỵ do tắc mạch máu não tiên tiến nhất thế giới hiện nay gồm: kỹ thuật tiêu huyết khối qua đường tĩnh mạch, lấy huyết khối qua đường động mạch đều đã được triển khai thường quy.

Ngoài việc tự đưa ra hướng điều trị đối với các bệnh nhân đột quỵ tại khoa, Khoa Thần kinh còn phối hợp với Khoa Ngoại thần kinh - Cột sống để thực hiện các kỹ thuật cao như: phẫu thuật mổ sọ giảm áp cho bệnh nhân đột quỵ do tắc mạch máu não, phẫu thuật hút máu tụ cho bệnh nhân xuất huyết não… Tuy nhiên, điều kiện đủ để thực hiện các kỹ thuật này là bệnh nhân phải được phát hiện và đưa đến bệnh viện sớm (trước 4 - 6 giờ sau khởi phát).

BS Điệp lưu ý, khi phát hiện người thân đột ngột liệt mặt, yếu (liệt) một bên cơ thể, đột ngột rối loạn ngôn ngữ hoặc không nói được, đột ngột rối loạn ý thức (lơ mơ, hôn mê) thì phải đưa đến bệnh viện ngay. Việc phát hiện sớm các triệu chứng của đột quỵ góp phần quan trọng vào hiệu quả điều trị và khả năng hồi phục của bệnh nhân. Nếu được đưa đến bệnh viện sớm, khả năng cứu sống tế bào não cao hơn, cơ hội hồi phục của người bệnh nhờ đó sẽ lớn hơn rất nhiều.

Theo Báo Bình Định online

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X