Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh viêm niêm mạc trực tràng không đặc hiệu có nghiêm trọng không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Vừa qua tôi có làm nội soi dạ dày và đại tràng. Kết quả cho thấy dạ dày của tôi bị viêm niêm mạc sung huyết toàn bộ dạ dày, mức độ vừa. Kết quả của đại tràng: trực tràng có vài đốm sung huyết trên niêm mạc. Bác sĩ kết luận đại tràng của tôi bị viêm niêm mạc trực tràng không đặc hiệu. Mong bác sĩ cho tôi biết bệnh của tôi có nghiêm trọng không? Thời gian điều trị có kéo dài không? Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn không? Tôi nên điều trị bằng Tây y hay Đông y thì tốt hơn? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Viêm niêm mạc trực tràng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm niêm mạc trực tràng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Thứ nhất, tình trạng bệnh của bạn không nhẹ, vì toàn bộ niêm mạc dạ dày bị sung huyết và trực tràng cũng bị viêm, nhưng không đến mức nghiêm trọng như viêm teo dạ dày, loét dạ dày, sang thương nghi ngờ ung thư. Đây là bệnh có thể chữa khỏi được, thời gian điều trị trung bình là 2 tháng.

Thứ hai, Đông y hay Tây y đều có cái hay riêng của nó, nếu bạn không bị nhiễm Hp (âm tính với Hp) thì có thể điều trị bệnh này theo Tây y hay theo bài thuốc của Đông y đều được. Tuy nhiên, dù là bên nào thì bạn cần theo điều trị tại bác sĩ có bằng cấp, bên Tây y thì có bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, còn bên Đông y là bác sĩ có bằng y học cổ truyền, đừng nghe theo lời “truyền miệng”, “thầy lang”, “thầy vườn” vì có thể tiền mất tật mang, có thể làm nặng hơn bệnh dạ dày (tiến triển thành loét) hoặc gây ra biến chứng ở cơ quan khác (như gan, thận). Và cũng không nên tự ý phối hợp song song vừa Tây y lẫn Đông y có thể sẽ bị tương tác thuốc.

Việc điều trị bệnh cần phải có sự phối hợp giữa thay đổi lối sống và thuốc, đồng thời cũng thích nghi tùy người, nên không ai có thể nói là điều trị bằng Đông y hay Tây y sẽ nhanh hết hơn, nhưng bệnh của bạn không khó, có thể điều trị dứt điểm được.

Bạn cần hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, café, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm / vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ trong thời gian điều trị bệnh, bạn nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Trực tràng là một ống cơ được kết nối đến phần cuối của đại tràng. Phân đi qua trực tràng trên đường ra khỏi cơ thể. Viêm niêm mạc trực tràng có thể gây đau trực tràng và cảm giác liên tục phải đi tiêu. Viêm niêm mạc trực tràng có nhiều nguyên nhân, có thể bao gồm cả bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh viêm ruột và nhiễm trùng không qua đường tình dục. Viêm niêm mạc trực tràng cũng có thể là tác dụng phụ của xạ trị ung thư.

Những triệu chứng của v
iêm niêm mạc trực tràng: thường xuyên hoặc liên tục có cảm giác cần phải đi đại tiện, chảy máu, đau trực tràng, đau ở phía bên trái của bụng. Cảm giác đầy trực tràng, tiêu chảy, đau khi đi đại tiện.

- Điều trị viêm trực tràng gây ra do nhiễm trùng bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng siêu vi. Đối với viêm trực tràng do nhiễm vi-rút, chẳng hạn như vi-rút Herpes truyền qua đường tình dục, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi-rút.

- Điều trị viêm trực tràng do xạ trị: dùng các loại thuốc để kiểm soát chảy máu như Steroid và các loại thuốc chống viêm khác. Cắt bỏ các mô bị hư hại bằng laser và đông máu trong huyết tương argon (APC).

- Điều trị viêm trực tràng liên quan đến bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng có thể bao gồm các loại thuốc để kiểm soát viêm trực tràng như Mesalamine (Tidocol, Canasa, các thuốc khác) hoặc Corticosteroid. Nếu điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ một phần bị hư hại của đường tiêu hóa.

Để giảm nguy cơ viêm niêm mạc trực tràng, thực hiện các bước để bảo vệ mình khỏi các bệnh qua đường tình dục. Cách chắc chắn nhất để ngăn ngừa các bệnh qua đường tình dục là kiêng quan hệ tình dục.

Nếu có quan hệ tình dục, giảm nguy cơ các bệnh qua đường tình dục bằng cách cố gắng:

- Sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ tình dục.

- Không quan hệ tình dục với bất cứ ai có bất kỳ vết loét bất thường hoặc dịch ở vùng sinh dục.

- Nếu được chẩn đoán bệnh qua đường tình dục, ngăn chặn quan hệ tình dục cho đến sau khi đã hoàn thành điều trị. Bằng cách đó có thể tránh lây bệnh cho bạn tình. Hãy hỏi bác sĩ khi an toàn để quan hệ tình dục trở lại.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X