Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng

Bệnh tiểu đường tác động như thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Theo thống kê có khoảng 20 triệu người mắc bệnh tiểu đường nhưng chỉ có 2/3 trong số đó được chẩn đoán. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh tiểu đường dễ mắc các bệnh viêm nhiễm răng miệng hay nướu hơn những người không bị tiểu đường. Không những thế, những bệnh này ở người bệnh tiểu đường có xu hướng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát được lượng đường huyết cũng dễ gặp những vấn đề răng miệng hơn. Các tình trạng này thường xảy ra nhiều hơn ở tuổi dậy thì và người có tuổi.

Tiểu đường và những bệnh về nướu (lợi)

Bởi vì bệnh tiểu đường làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nên người bệnh có nguy cơ cao bị viêm lợi, một loại viêm nhiễm thường gây ra bởi sự khu trú của vi khuẩn trong các mảng bám. Mảng bám là phần thức ăn thừa, cứng, tích tụ ở răng cả trên và dưới lợi. Và nếu không có sự kiểm tra răng lợi thường xuyên thì chính tình trạng viêm ở lợi không được điều trị này sẽ gây ra các vấn đề của lợi (nướu) khác. Chúng có thể gây ra viêm nhiễm hay phá hủy các tổ chức xung quanh hay tổ chức nâng đỡ răng, lợi, xương hàm và chân răng.

Những vấn đề khác có thể gặp phải

Người bệnh tiểu đường có thể sẽ trải qua hội chứng nhiệt miệng và nhiễm nấm ở miệng, như tưa miệng hay nấm candida miệng. Chứng khô miệng cũng phát triển làm tăng mức độ của sâu răng. Để ngăn chặn vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn vùng miệng, các nha sĩ cần kê thuốc kháng sinh cho bạn, kê loại nước súc miệng có pha thuốc và nhiều phương pháp vệ sinh miệng thường xuyên nữa.

Làm thế nào để không mắc các vấn đề này?

Bạn hãy đảm bảo rằng sức khỏe răng miệng của mình được chăm sóc một cách chu đáo và nếu có viêm nhiễm bất kì vị trí nào ở miệng, hãy chữa trị ngay. Những bệnh nhân tiểu đường chú ý tới răng miệng của mình và kiểm soát tốt đường huyết thường không mắc các bệnh về răng nướu.

Chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý là những sự thay đổi quan trọng mà những bệnh nhân tiểu đường có thể làm để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe răng miệng. Hãy nói cho nha sĩ điều trị của bạn về bệnh sử tiểu đường và tình trạng hiện tại của mình. Và hãy chú ý rằng, để giữ cho răng và lợi khỏe mạnh, bạn cần quan tâm hơn đến lượng đường huyết của mình, bên cạnh đó cần đảm bảo hàm lượng triglycerid và cholesterol trong máu luôn ở trong trạng thái bình thường. Những điều này liên quan trực tiếp tới việc ngăn ngừa bệnh về răng nướu.


Thời điểm tốt nhất đi khám nha sĩ?

Nếu lượng đường trong máu của bạn đang ở trong tình trạng mất kiểm soát hãy nói với cả nha sĩ và bác sĩ điều trị tiểu đường của bạn.

Bạn nên đi khám vào buổi sáng vì đây là thời điểm đường huyết có xu hướng được kiểm soát tốt nhất trong ngày. Nếu bạn đã có lịch hẹn rồi, hãy ăn và uống thuốc trước khi đi. Đi khám nha sĩ trong tình trạng bình thường và lưu ý với nha sĩ về tình hình sức khỏe hiện tại của bạn để giữ cho răng miệng có một sức khỏe tốt nhất.

Theo CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam/ Knowyourteeth

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X