Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh tiểu đường có nên ăn trái cây không?

Khi bị bệnh tiểu đường, bạn sẽ được khuyên không nên ăn những loại thức ăn ngọt, trong đó có cả trái cây. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bạn. Vậy tiểu đường có nên ăn trái cây không.

Trái cây là nguồn chất xơ không thể thiếu cho cơ thể, nó còn là nguồn chất chống ôxy hóa tế bào như vitamin C và A quý giá. Trung bình 100-150g trái cây có thể cung cấp cho một người lớn đủ nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vì vậy, nếu ít ăn trái cây, bạn có thể làm thiếu hụt đi nguồn dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.

Mặc dù bệnh nhân tiểu đường được khuyên nên kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, trong đó có trái cây, nhưng không phải là nên kiêng tất cả các loại trái cây. Chất xơ có trong trái cây không chỉ giúp hạn chế sự tăng đường máu sau khi ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, mà còn phòng chống tăng cholesterol trong máu và phòng chống ung thư trực tràng.

Vì thế để trả lời cho câu hỏi tiểu đường có nên ăn trái cây không, thì câu trả lời là có, nếu người bệnh biết lựa chọn đúng loại trái cây và ăn với liều lượng cho phép. Dưới đây là những loại trái cây rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Bưởi đỏ


Bưởi là lựa chọn lành mạnh và tốt nhất cho bệnh nhân bị tiểu đường bởi nó chứa rất ít đường và còn có một lượng vitamin C dồi dào. Ăn bưởi đỏ còn giúp cơ thể thải độc hiệu quả và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Benh tieu duong co nen an trai cay khong?

Bưởi đỏ rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Người bị đái tháo đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

Quả mâm xôi

Qủa mâm xôi là loại quả người tiểu đường nên ăn bởi nó có khả năng ổn định đường huyết rất tốt. Bên cạnh đó, hợp chất Ellagitannin có trong quả mâm xôi còn được khoa học chứng minh là có khả năng chống lão hóa mạnh hơn cả quả dâu tây tới 50%, gấp 3 lần quả kiwi và 10 lần so quả cà chua.

Khả năng tuyệt vời này của quả mâm xôi giúp đẩy lùi được sự tiến triển của bệnh và ngừa ung thư hiệu quả.

Quả việt quất 

Việt quất là loại quả nằm trong nhóm quả giàu chất chống oxy hóa, một chất có khả năng hạn chế sự phát triển của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa ít đường, ít carb và cực kỳ giàu vitamin C, mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể.

Benh tieu duong co nen an trai cay khong?

Việt quất hạn chế sự phát triển của bệnh tiểu đường

Với việt quất, bạn có thể ăn tươi, ép thành nước uống hoặc ăn cùng với sữa chua không đường.

Dưa hấu

Nhiều người nghĩ rằng dưa hấu có vị ngọt, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nhưng thực tế lại ngược lại. Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, beta-carotene, giúp cung cấp vitamin và hất dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường hiệu quả, trong khi đó, lượng kali và lycopene của loại quả này khá thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng bệnh đái tháo đường.

Trung bình một miếng dưa hấu chứa gần 12g đường, 55 calo và 14g carb. Bạn có thể ăn dưa hấu cùng các thực phẩm khác có chỉ số đường huyết thấp như là yến mạch để ổn định đường huyết.

Đào

Tương tự như những loại quả kể trên, quả đào cũng là loại quả rất giàu chất chống ôxy hóa, rất tốt cho bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, loại quả này còn rất giàu vitamin A và C, kali và chất xơ. Chỉ số đường (GI) của đào cũng rất thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng bệnh tiểu đường.

Táo

Nhắc đến những lọai trái cây lành mạnh và giàu chất chống oxy hóa, không thể không nhắc đến táo.  Ngoài những dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể, táo còn giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể và làm chậm quá trình phát triển của bệnh tiểu đường.

Benh tieu duong co nen an trai cay khong?

Các dưỡng chất trong táo giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh tiểu đường


Với táo, bạn có thể chọn loại quả này ăn thay cho bữa sáng hoặc ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Kiwi

Kiwi nằm trong nhóm những loại trái cây có lượng carbs thấp, nên nó rất phù hợp để dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Loại quả này còn chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C, hàm lượng, có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.

Quy tắc ăn trái cây cho người bị bệnh tiểu đường là nên ăn từ 150 - 200g trái cây mỗi ngày. Bạn cũng có thể chọn những loại quả chín, trái cây ngọt nhưng ăn với một số lượng vừa phải.

Ví dụ như một quả xoài khoảng 300g thì chỉ nên ăn khoảng 50g tức tương đương khoảng ½ một bên má của quả xoài. Khoảng 2h sau thì ăn tiếp ½ má quả xoài còn lại.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nên ăn trái cây tưới chứ không nên dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất một nửa lượng chất xơ, vitamin và khoáng tố. Bên cạnh đó, ăn cả quả cũng sẽ tạo cảm giác mau no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ tiểu đường có nên ăn trái cây không và những cách ăn trái cây tốt nhất cho người bệnh tiểu đường. Dù là bất cứ bệnh gì, việc kiêng khem tuyệt đối một loại thực phẩm sẽ khiến bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn và ăn một cách thông minh, để vừa cân bằng dinh dưỡng, vừa không làm cho bệnh trầm trọng thêm.

Theo Như Quỳnh - Tạp chí Sống khỏe  

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X