Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh són tiểu điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ, Em năm nay 36 tuổi, đi tiểu nhưng nước tiểu không hết, ngay sau khi mặc quần thì nó vẫn ra nhỏ giọt, nhất là khi ngồi xuống nó ra nhiều hơn, phải 15 phút sau mới hết. Trước đây 1 năm em bị rối loạn cương, đi khám bác sĩ ở Đài Loan họ cho em uống thuốc cương dương (uống trước khi quan hệ). Em có dùng 8 lần, mỗi lần 1 viên, sau em không dùng nữa thì tình trạng rối loạn không còn và thời gian quan hệ tốt hơn. Xin hỏi em bị mắc bệnh gì và cách điều trị thế nào ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Són tiểu không liên quan đến các hoạt động rặn hay gắng sức, không có co thắt bàng quang thường do bất thường cơ thắt niệu đạo (cơ hoặc thần kinh bị tổn thương hoặc yếu), do ứ đọng nước tiểu mạn tính.

Tình trạng này rất thường gặp sau các phẫu thuật liên quan đến niệu đạo, như phẫu thuật tiền liệt tuyến, sau đặt sonde tiểu; thuốc, viêm nhiễm bàng quang, niệu đạo hoặc các vấn đề liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân.

Trường hợp của bạn cần khám chuyên khoa Ngoại Niệu để tìm nguyên nhân, và điều trị sớm bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh són tiểu là tình trạng tiểu không kiểm soát được, nước tiểu bị rỉ ra ngoài không theo ý muốn. Bệnh làm ảnh hưởng tâm lý, vệ sinh cơ thể của bệnh nhân.

Bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là phụ nữ trên 50 tuổi hoặc sau sinh, trong khi mang thai.

Bệnh són tiểu là bệnh thường gặp, có thể chữa được bằng nhiều phương pháp. Bệnh nhân cần tự tin trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ở giai đoạn sớm. Ngoài việc điều trị bằng dùng thuốc, phẫu thuật… có những phương pháp không dùng thuốc để điều trị bệnh són tiểu như:

- Tránh không uống nhiều nước vào buổi tối.

- Giảm bớt rượu, cà phê, bỏ hút thuốc.

- Ngưng hoặc thay các thuốc có thể góp phần vào việc tiểu són.

- Tập đi tiểu theo giờ, tập nín tiểu: tập tự chủ, điều khiển được bọng đái.

- Tập tiểu cho hết: “ráng tiểu”.

- Giảm cân, tập thể dục bụng.

- Giảm ho.

- Tránh nâng vật nặng quá.

- Điều trị tốt các bệnh lý tiểu đường và táo bón.

- Tập luyện các cơ ở vùng chậu (được gọi là bài thể dục Kegel).

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X