Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh sởi trên toàn cầu tăng cao và khuyến cáo phòng tránh cho người dân Việt Nam

Theo Cục Y tế Dự phòng - Bô Y tế, bệnh sởi trên thế giới, trong đó có Việt Nam phát triển mạnh từ đầu năm tới nay. Cơ quan này khuyến cáo cộng đồng cần có các cách thức phòng tránh hiệu quả với bệnh sởi.

Bệnh sởi tăng cao trên toàn thế giới

Một số liệu thống kê chưa đầy đủ trên toàn thế giới cho thấy, ngay trong những tuần đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh sởi có xu hướng tăng cao tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 4 tháng đầu năm 2019, 170 nước trên thế giới đã ghi nhận các ổ dịch sởi với ít nhất 112.163 trường hợp mắc, trong đó có nhiều nước có số trường hợp mắc cao như: Công hòa dân chủ Congo, Madagascar, Sudan, Ethiopia, Yemen, Ukraine, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Myanmar, Philippines, Thailand and India, Pakistan, và Brazil.

Bệnh sởi trên thế giới tăng cao. Ảnh: ST

Đánh giá của WHO cho thấy, số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, đặc biệt tại châu Phi cao nhất tới 700%, so với cùng kỳ năm 2018. Sự gia tăng số mắc sởi đã thành xu hướng rõ ràng trên phạm vi toàn cầu với các ổ dịch sởi tại nhiều quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra việc e ngại sử dụng vắc xin phòng sởi là mối đe dọa lớn toàn cầu.

Quốc gia có nền y học phát triển hàng đầu trên thế giới như Hoa Kỳ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi, ngay trong đầu năm 2019 đã ghi nhận các ổ dịch sởi tại 22/50 bang với 695 trường hợp mắc; đây là số trường hợp mắc cao nhất trong vòng 25 năm qua kể từ năm 1994, trong khi đó Hoa Kỳ đã công bố loại trừ bệnh sởi từ năm 2000. Nguyên nhân bệnh sởi gia tăng mạnh ở Hoa Kỳ là do tỷ lệ tiêm phòng sởi thấp, mới đạt khoảng 91,9% so với yêu cầu đạt tối thiểu 95% để ngăn ngừa sự lây lan của vi rút sởi.

Còn tại Madagascar đã ghi nhận hơn 69.000 trường hợp mắc sởi với 1.200 trường hợp tử vong liên quan đến sởi, đây là vụ dịch sởi lớn nhất tại Madagascar từ trước đến nay; tại Ukraine đã ghi nhận hơn 72.000 trường hợp mắc, trong khi đó cả năm 2018 tại Ucraina ghi nhận 53.218 trường hợp mắc và năm 2017 ghi nhận 4.782 trường hợp mắc; Philippines ghi nhận 28.362 trường hợp mắc, trong đó có 389 trường hợp tử vong.

Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có 9 quốc gia đã công bố loại trừ bệnh sởi, tuy nhiên trong năm 2019 đều đã ghi nhận các trường hợp mắc sởi như: Australia, Brunei Darussalam, Cambodia, Hong Kong SAR (China), Macao SAR (China), Japan, New Zealand, Hàn Quốc và Singapore.

Khuyến cáo của WHO về bệnh sởi

 WHO khuyến cáo, sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nhất thế giới, với khả năng cực kỳ nghiêm trọng.

Trong năm 2017, năm gần đây nhất có ước tính, nó đã gây ra gần 110 000 ca tử vong. Ngay cả ở các nước thu nhập cao, các biến chứng dẫn đến nhập viện trong một phần tư trường hợp và có thể dẫn đến tàn tật suốt đời, từ tổn thương não và mù lòa đến mất thính giác.

Bệnh gần như hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua hai liều vắc-xin an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trong vài năm, phạm vi bảo hiểm toàn cầu với liều vắc-xin sởi đầu tiên đã bị đình trệ ở mức 85%. Điều này vẫn còn thiếu 95% cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh và khiến nhiều người, trong nhiều cộng đồng gặp nguy hiểm. Bảo hiểm liều thứ hai, trong khi tăng, ở mức 67 %.

Ngoài ra, các phương pháp phù hợp để đảm bảo các dịch vụ tiêm chủng đáp ứng nhu cầu của mọi người - đảm bảo rằng các phòng khám có thể tiếp cận được với mọi khu vực, vào đúng thời điểm và cho tất cả các nhóm dân cư - đặc biệt là những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và bất lợi.

Phạm vi bảo hiểm của liều vắc-xin thứ 2 cũng cần tăng trên toàn cầu, để tối đa hóa sự bảo vệ của người dân chống lại căn bệnh này. Ngày nay, 25 quốc gia vẫn cần thực hiện phần thứ 2 trong chương trình tiêm chủng thiết yếu của họ.
 
Bệnh sởi phát triển mạnh ở Việt Nam

Vào thời điểm đầu tháng 3/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Chỉ thị về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sởi.

Theo Chỉ thị này, Bộ Y tế nhận định bệnh sởi đã gia tăng mạnh ở Việt Nam từ tháng 10/2018.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, ở nước ta đã có 59/63 tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sởi rải rác, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn. Trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi. Các trường hợp mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi thấp và những đô thị có dân số di biến động lớn nên có nguy cơ cao bùng phát dịch.
 
Phòng tránh bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
 
1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
 
2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
 
3. Trường hợp mắc sởi nhẹ được cho cách ly tại nhà, trẻ cần phải nghỉ học, không tham gia các hoạt động tập thể và đến những nơi tập trung đông người ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban sởi để tránh lây lan ra trường học và những người xung quanh.  
 
4. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
 
5. Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin sởi (vắc xin sởi, MR, MMR) tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi. 
Theo Thái Đạt - VietQ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X