Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh sa niệu sinh dục: Nếu không chữa có thể chia rẽ vợ chồng

Có nhiều nguyên do gây nên bệnh sa niệu sinh dục ở nữ giới khiến “vùng tam giác” bị sa trễ. Phụ nữ không chữa bệnh có thể ảnh hưởng đến chuyện gối chăn.

benh sa nieu sinh duc o phu nu hinh anh
Gần đây, chị Thanh Dung, ngụ tại quận Tân Phú, TPHCM, khó chịu vùng bụng dưới, cứ 10 phút lại muốn đi tiểu, thậm chí khó khăn trong quan hệ vợ chồng. Chị buồn phiền, khó chịu nhưng lại không đi khám vì e ngại.

Một ngày, chị hoảng hốt phát hiện thấy một khối nhỏ thập thò ở cửa mình, kéo theo đó là việc tiểu tiện khó khăn, cảm giác tức nặng vùng kín. Lúc này, chị Dung mới hốt hoảng đi khám và biết mình bị bệnh sa niệu sinh dục.

Bệnh sa niệu - sinh dục là gì?

Các lớp cơ ở sàn chậu yếu đi không nâng đỡ được các cơ quan như bàng quang, tử cung và trực tràng. Đa số trường hợp đều đi kèm với sa tử cung và gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống chăn gối của vợ chồng.

Các nguyên nhân gây bệnh sa niệu sinh dục có thể do tuổi tác (tuổi mãn kinh), sinh nở nhiều lần, lao động nặng nhọc sớm sau sinh, sinh khó, sinh con quá to… gây tổn thương các cơ vùng tầng sinh môn. Táo bón hay quá béo phì cũng là yếu tố thuận lợi gây áp lực trong bụng gia tăng sự đè nén các cơ quan vùng đáy chậu. Từ đó, các cơ quan như tử cung, bàng quang hay trực tràng có thể bị sa xuống và nếu nặng có thể lộ ra khỏi cơ quan sinh dục ngoài.

“50% phụ nữ đã sinh sản có thể bị sa niệu - sinh dục. Có người bị bệnh này 20 - 30 năm mới đến bệnh viện khám”, BS Hoàng Đức chia sẻ.



Triệu chứng ban đầu mơ hồ

Theo BS Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Niệu, Bệnh viện FV, nhiều người bị bệnh sa niệu sinh dục không phát hiện sớm do triệu chứng không rõ. Cụ thể là:

- Sa thành trước âm đạo - sa bàng quang: Khi bàng quang sa nhẹ, không có triệu chứng. Khi sa nhiều, bệnh nhân nặng tức bụng dưới, đi tiểu không hết hoặc chảy nước tiểu không kiểm soát khi “yêu”.

- Sa thành sau âm đạo - sa trực tràng: Triệu chứng không điển hình, song đa số bệnh nhân có triệu chứng táo bón kéo dài.

- Sa tử cung:

• Độ 1: nhẹ, thường không có triệu chứng.
• Độ 2: cổ tử cung và tử cung “lấp ló” gần lỗ âm đạo.
• Độ 3: toàn bộ tử cung và cổ tử cung sa ra khỏi lỗ âm đạo.

Bên cạnh cảm giác khó chịu, nặng tức, vướng víu, bệnh nhân còn có nguy cơ viêm nhiễm đường tiểu hay cơ quan sinh dục rất cao. Khi bị bệnh sa niệu - sinh dục nặng, việc uống thuốc hay tập luyện sẽ không giải quyết được vấn đề.

benh sa nieu sinh duc hinh anh 2Không thể chữa khỏi bệnh sa niệu - sinh dục nặng bằng việc uống thuốc hay tập thể dục

Giải pháp hiệu quả là gì?

TS. BS Michel Lacour, chuyên gia về phẫu thuật niệu khoa của Bệnh viện FV, cho biết: Trước đây, để điều trị bệnh sa sinh dục, người ta thường phẫu thuật Crossen (cắt tử cung đường âm đạo, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo) hoặc phẫu thuật Lefort (khâu bịt âm đạo). Các phương pháp này đồng nghĩa với việc đoạn tuyệt chuyện chăn gối.

Ngày nay, với tiến bộ của y học, bác sĩ có thể giữ lại tử cung cho bệnh nhân giúp họ duy trì quan hệ vợ chồng hay sinh con. Phương pháp tiến bộ nhất là phẫu thuật nội soi với miếng lưới ghép đặc biệt.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng với ba lỗ nhỏ, từ các lỗ này, bác sỹ dùng tấm lưới nhỏ polypropylene đính các cơ quan bị sa vào ụ nhô (cấu trúc xương của vùng chậu). Các cơ quan sẽ được treo lên, trở về vị trí cũ. Sau đó, các triệu chứng sẽ hết hẳn. Vì thế, thay vì chịu đựng khổ sở, bạn nên đi khám và phẫu thuật nếu cần.

benh sa nieu sinh duc o phu nu hinh anh 4Có thể chữa bệnh sa niệu sinh dục bằng cách phẫu thuật

Thông tin thêm

Ca phẫu thuật nội soi với miếng lưới ghép đặc biệt, diễn ra trong 90 phút. Ba ngày sau phẫu thuật, bạn có thể xuất viện và tránh làm việc nặng trong hai tuần. Ngoài ra, bạn có thể “yêu” chồng sau một tháng.

Theo Lê Minh - Tiếp thị gia đình

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X