Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh quai bị có được tắm không?

Bệnh quai bị là một trong những chứng bệnh phổi biến thường xảy ra ở trẻ em và có thể tự chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh này cũng cần phải tuân thủ những quy tắc và kiêng khem nghiêm ngặt nếu không sẽ để lại những hậu quả khó lường.

Bệnh quai bị có phải kiêng tắm không?

Bệnh quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính  có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp được gây ra bởi vi rút có tên gọi là paramyxovirus. Những người mắc phải bệnh này thường là trẻ em ở độ tuổi 13, 14 hoặc thỉnh thoảng cũng có trường hợp xảy ra ở độ tuổi 18 -20 tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi và người già là 2 đối tượng thường ít khi mắc phải bệnh này.

Để xác định được việc mình có bị bệnh quai bị hay không thì bệnh nhân cần phải dựa vào những dấu hiệu ở tuyến nước bọt sau mang tai. Nếu tuyến này bị sưng, nổi hạch, có cảm giác đau kèm theo một số biểu hiện ủa viên tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tuyến tụy và một vài cơ quan khác.

Quai bị là bệnh lành tính, thường tự khỏi và sau khi bị bệnh thường sẽ miễn dịch suốt đời. Hiện tại bệnh này chưa có thuốc đặc trị và vẫn phải điều trị theo triệu chứng khi mắc phải bệnh này. Để chữa khỏi bệnh quai bị nhiều người khuyên là không nên tắm, không nên ra gió. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm mà không cần phải kiêng cữ gì cả nhưng chỉ nên tắm trong thời gian ngắn làm sạch cơ thể và không nên tắm bằng nước lạnh.

Để bệnh mau khỏi thì bệnh nhân nên uống thêm nước cam, thực phẩm chưa nhiều vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đồng thời tránh  ăn các loại trái cây có vị chua: dứa, bưởi, xoài, me, cóc, sấu,…vì khi ăn những loại quả này có thể làm cho tuyến nước bọt bị kích thích và khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Bệnh quai bị

Dấu hiệu và những vấn đề cần kiêng khem khác

Dấu hiệu bệnh quai bị

Nếu thấy những dấu hiệu sau thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ:

- Vùng mang tai bỗng dưng bị sưng đỏ, có cảm giác đau vài ngày rồi giảm (thường chỉ có một bên mang tại bị sưng). Sau giai đoạn này sẽ chuyển sang giai đoạn ủ bệnh.
- Vùng mang tại sưng nhưng không kèm theo biểu hiện đỏ, cảm giác đau phía trong nhiều hơn bên ngoài
- Người bệnh có biểu hiện chán ăn, khó nhai nuốt, người mệt mỏi, miệng khô, đắng,…
- Sốt cao >39 độ dẫn đến me sảng, nổi hạch
- Có triệu chứng sưng thêm một số vùng cơ thể khác.

Những vấn đề cần kiêng khem khác
Kiêng gió, nước lạnh

Khi mắc bệnh quai bị bạn phải đặc biệt lưu ý 2 điều này vì gió và nước lạnh sẽ làm cho vùng mắc bệnh quai bị sưng và đau hơn.

Cách ly bệnh nhân

Bệnh quai bị là một bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác một cách nhanh chóng có thể bùng phát thành đại dịch. Vì vậy một khi đã mắc bệnh thì bạn nên ở nhà, trong phòng và cách ly với những người xung quanh bằng cách dùng riêng đồ đạc cá nhân: bát, đũa, bàn chải,… Người nhà khi mang đồ ăn cho người bệnh cần phải đeo khẩu trang y tế. Người bệnh tránh những chỗ đông người như trường học, bệnh viện,…

Kiêng đồ nếp, đồ chua

Những thực phẩm làm từ đồ nếp hoặc có tính chua có thể làm tăng tiết nước bọt khiến chỗ quai bị sưng to hơn, nghiêm trọng hơn.

Tránh vận động mạnh

Khi bị quai bị nên tránh việc vận động mạnh vì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, phổ biến nhất là biến chứng chạy chậu ở nam giới, nếu không được chữa trị đúng cách có thể gây ra tình trạng vô sinh. Vì vậy để cơ thể nhanh chóng phục hồi, khỏi bệnh nên dành thời gian thư giãn, không nên vận động chân tay nhiều.

Không được tự ý dùng thuốc

Khi bị bệnh quai bị nói riêng và bất cứ bệnh tật nào khác, bạn cũng không nên tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu cố tình uống có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X