Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhân ung thư trực tràng sau phẫu thuật có gặp khó khăn khi đi đại tiện?

Câu hỏi

Sau khi phẫu thuật để xử lý ung thư, việc đại tiện của bệnh nhân sẽ như thế nào ạ?

Trả lời

BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh

BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh

Nguyên Trưởng Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân - Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh nhân ung thư đại tràng. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Chào bạn An Duy,
Đối với ung thư manh tràng, ung thư đại tràng phải, ung thư đại tràng ngang, ung thư đại tràng góc gan, ung thư đại tràng góc lách, ung thư đại tràng sigma, tất cả ung thư đó sau khi cắt thì thông thường chúng tôi đều có thể lưu thông đường ruột để bệnh nhân có thể đi cầu trở lại như bình thường. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào vị trí của ung thư, ví dụ ung thư trực tràng nằm ở 1/3 giữa và 1/3 trên, chúng tôi vẫn có thể cắt được cục bướu, sau đó, tái lập lại lưu thông giúp bệnh nhân đi cầu trở lại bình thường.

Còn những trường hợp ung thư ở ngay ống hậu môn thì đây là vấn đề rất khó khăn, phải phẫu thuật để lấy hết tế bào ung thư. Sau khi cắt thì chúng tôi phải khoét toàn bộ hậu môn của bệnh nhân để lấy hết tế bào ung thư. Vì vậy, chuyện bệnh nhân sẽ phải đi cầu vĩnh viễn ở trên bụng là không tránh khỏi.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Ruột già được cấu tạo từ 3 bộ phận chính là: Manh tràng, trực tràng và kết tràng. Trong đó, manh tràng được biết đến là đoạn ngắn nhất với chiều dài chỉ khoảng 6cm cũng như chiều rộng chỉ 7cm. Manh tràng còn được xem là một phần của trực tràng, là đoạn nối giữa ruột non và trực tràng.

Manh tràng nằm ở hố chậu phải. Khi chiếu manh tràng lên bề mặt sẽ thấy có hình tam giác đi kèm các dây chằng bẹn. Ở phần đầu manh tràng là đoạn ruột dài khoảng 10cm được gọi là ruột thừa.  Trong ruột thừa có chứa các tế bào lymphoB và lymphoT là những tế bào đặc biệt có tác dụng tiêu diệt các tế bào lạ có hại đối với cơ thể và đặt biệt là vi khuẩn shigella, một trong những tác nhân gây viêm đường ruột.

Ở mặt sau manh tràng tựa trên cơ chậu (thần kinh bì đùi ngoài nằm xen giữa manh tràng và cơ chậu) và cơ thắt lưng lớn bên phải, được ngăn cách với cả 2 cơ bởi mạc và phúc mạc. Sau manh tràng là ngách sau manh tràng – nơi mà ruột thừa thường nằm.

Ở phía trước manh tràng tiếp xúc với thành bụng trước, nhưng mạc nối lớn và một số quai ruột non có thể xen giữa. Manh tràng thường được phúc mạc phủ và được nối với hố chậu bởi mô liên kết lỏng lẻo. Có thể có 2 hoặc nhiều nếp phúc mạc (nếp sau manh tràng) nối mặt sau của nó và phúc mạc thành.

Bệnh viêm manh tràng là gì?

Mặc dù là một bộ phận có nhiều đóng góp trong hệ tiêu hóa nhưng manh tràng không được thường xuyên đề cập đến như những bộ phận khác, do đó các bệnh về manh tràng, điển hình như viêm manh tràng cũng không được biết rộng rãi.

Bệnh viêm manh tràng còn được y học biết đến với tên gọi khác là bệnh Crohn, thường xảy ra ở vị trí ruột già và ruột non. Thực chất căn bệnh này không gây viêm lở loét ngay phần bề mặt như viêm loét đại tràng và viêm trực tràng thông thường mà gây viêm loét ở phần sâu trong ruột non và ruột già.

Viêm manh tràng được liệt vào danh sách những loại bệnh mang tính di truyền, có thể gặp ở mọi độ tuổi cũng như giới tính khác nhau. Cụ thể, những người đã từng bị viêm đại tràng đều có nguy cơ mắc phải viêm manh tràng. Hay nếu như trong gia đình có người mắc phải viêm manh tràng thì bạn sẽ có nguy cơ gấp 10 lần mắc phải căn bệnh này so với những người bình thường khác. Ngoài ra, nếu trong gia đình có người bị nhiễm bệnh mà đặc biệt là anh, chị, em thì nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng lên 30 lần.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng, chế độ ăn uống, sinh hoạt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cũng là một nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm manh tràng.

Các triệu chứng của bệnh viêm manh tràng

Triệu chứng của bệnh viêm manh tràng ở từng giai đoạn sẽ có những sự khác nhau cụ thể. Thông thường, bệnh viêm manh tràng sẽ được chia thành hai giai đoạn là mãn tính và cấp tính.
Giai đoạn cấp tính

Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khá rõ rệt và thường giống với bệnh đau ruột thừa cấp như:

- Sốt cao 39 thậm chí 40 độ C, sốt kèm đau bụng ở khu vực hố chậu phải.

- Cơn đau bụng càng nghiêm trọng hơn sau mỗi bữa ăn, tuy nhiên khi đi đại tiện xong thì cơn đau giảm.

- Buồn nôn, nôn

- Đi ngoài lỏng, phân rắn phân nát phân không thành khuôn, phân có lẫn máu.

- Ăn uống lâu tiêu, thường xuyên bị đầy bụng, chướng bụng, ấn vào bụng thấy đau.

- Chán ăn, ăn không ngon miệng.

- Đổ mồ hôi trộm và ban đêm

Giai đoạn mãn tính


Bệnh viêm manh tràng ở giai đoạn mãn tính có những triệu chứng rõ rệt với cường độ nhiều hơn. Những triệu chứng có thể biến mất một thời gian khi người bệnh can thiệp sử dụng thuốc giảm đau hay điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ những sẽ nhanh chóng tái phát lại. Hiện tại y học vẫn chưa có kết luận cụ thể nào về viêm manh tràng mãn tính cũng như các phương pháp và bài thuốc để chữa trị bệnh ở giai đoạn này.

Biến chứng thành ung thư đại tràng

Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh viêm manh tràng lâu năm không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ rất cao gây tiến triển thành bệnh ung thư đại tràng và ung thư trực tràng. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng  của tất cả mọi người khi mắt bệnh. Ung thư đại tràng cũng là một trong những loại ung thư có tỷ lệ cao nhất tại nước ta nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung hiện nay.

Khi bị ung thư đại tràng bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như đau quặn bụng, hay mót rặn, đại tiện phân đen và có máu lẫn chất nhầy. Sang đến giai đoạn muộn của ung thư bệnh nhân bị sút cân  nhanh, thiếu máu trầm trọng, khối u ác tính quá lớn có thể gây tắc ruột.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X