Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hết đau chỉ sau một mũi tiêm

Câu hỏi

Chỉ cần một mũi tiêm duy nhất, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ không còn sống trong cảm giác đau nhức dữ dội và tê bì chân tay.

Trả lời
Cách đây gần 2 năm, bà U. T. M. T. (55 tuổi, ở Sóc Trăng) chỉ cần đi tới đi lui trong căn nhà rộng 25m2 thôi mà 2 chân đã cứng đờ, nặng như đeo đá. Khi ẵm cháu ngoại 10 tháng tuổi (bé nặng khoảng 11 kg), chân trái của bà cứng ngắc, phải ngồi bệt xuống nhà, lết xuống cầu thang. Những lúc như vậy, xương sống của bà đau thốn, hai bàn chân tê, các ngón chân mỏi nhừ, sáng dậy phải xoa bóp nhưng không thấy đỡ.

ThS.BS Nguyễn Anh Trung khám và xem hồ sơ bệnh án của bà T.

Bà đã đi khám nhiều nơi, các bệnh viện đều chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, chỉ định mổ. Tuy nhiên, bản thân bà T. rất sợ phải phẫu thuật. Bà tâm sự: “Chữa trị bệnh này, tốn bao nhiêu tiền tôi cũng theo, nhưng nếu phải mổ thì tôi không dám. Tôi sợ phải nằm viện lắm”. Vì vậy, bà đã tập vật lý trị liệu, kéo cột sống ở một số phòng khám, uống thuốc đông y nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Bà lại đi khám ở bệnh viện, phát hiện bị cường giáp, lại phải uống phóng xạ trong mấy tháng. Khoảng thời gian này, bà phải cách ly không được tiếp xúc với con cháu nên rất buồn lòng.

Như một sự may mắn tình cờ, thông qua truyền hình và sự “tư vấn” nhiệt tình của hàng xóm, bà tìm đến TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ. Sau các xét nghiệm và chụp MRI, bà T. được chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm mức độ trung bình, đau ở vùng nhân đệm gây ảnh hưởng cột sống và chưa có chèn ép rễ thần kinh.

Sau 1 mũi tiêm, người bệnh thoát vị đĩa đệm đã giảm đau đến 70-80%

Bà T. đồng thời có rất nhiều bệnh nền như cường giáp, huyết áp hơi cao, nếu mổ sẽ xảy ra nguy cơ triệu chứng tê đau sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng sau mổ. ThS.BS Nguyễn Anh Trung - Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp đã chỉ định phương án điều trị nội khoa, chích một loại gel vào nhân đệm với mục đích làm khô và teo nhân. Bà T. được tiêm hơn 1 ống, ngay ngày hôm sau cảm giác đau đã giảm 70-80%.

Đến nay đã gần 1 tháng, bà T. đến bệnh viện tái khám, đi đứng bình thường linh hoạt, chân chỉ còn châm chích nhẹ... Bác sĩ Anh Trung trực tiếp kiểm tra và cho biết bệnh của bà diễn tiến rất khả quan.

Bà T. hồ hởi: “Bệnh cường giáp của tôi đã dần ổn định, chỉ có thoát vị đĩa đệm là đeo bám hoài. Nhiều lúc thương cháu muốn ẵm bồng, mà lưng và chân đau nhức, nặng trĩu không làm gì được. May mắn đã tìm đến đúng bệnh viện, đúng chuyên khoa, bác sĩ tận tâm cứu chữa nên giờ tôi đã làm được những việc như ý muốn”.

Theo ThS.BS Nguyễn Anh Trung, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm khi có triệu chứng nên đi khám sớm và chụp MRI đánh giá, nếu chưa có chèn ép rễ thần kinh cần phải tập vật lý trị liệu và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc can thiệp bằng phương pháp tiêm gel vào nhân đệm giúp bệnh nhân phục hồi nhanh và giảm các triệu chứng đau đớn. Trường hợp bà T. tới bệnh viện hơi trễ nên vẫn còn một số triệu chứng nhẹ, nếu đến sớm hơn sẽ có khả năng phục hồi hoàn toàn, không còn cảm giác tê đau.

BS Anh Trung cho biết thêm, phương án tiêm vào trung tâm nhân đệm đã được tiến hành trên một số ca ở Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM). Đây là lần đầu tiên tại Cần Thơ sử dụng biện pháp này điều trị ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhẹ. Loại gel này khi tiêm vào thường có tác dụng ngay, bởi bản chất của nó là hút nước, trong vòng 1 tiếng đồng hồ có thể hấp thu 60-70% nước.

Phương pháp này được chỉ định ở các trường hợp vòng xơ chưa bị vỡ (chưa thoát vị nặng); vòng xơ bị xẹp khoảng 50%; có thể thấy trên MRI 30-40%. Không chỉ định trong những trường hợp thoát vị nặng, bắt buộc mổ khi bị chèn ép rễ.


Hải Yến
Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X