Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhãn giáp: triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh nhãn giáp là một loại bệnh tự miễn.Điều trị bệnh nhãn giáp cần có sự phối hợp điều trị giữa chuyên khoa nội tiết và chuyên khoa mắt.

Thế nào là bệnh nhãn giáp

Bệnh nhãn giáp là một bệnh ở mắt liên quan tới tuyến giáp. Bệnh lý này có nhiều tên gọi khác nhau như là: Bệnh nhãn giáp (Theroid Eye Disease), bệnh Graves ( Graves Disease), bệnh hốc mắt của Graves ( Graves Orbitopathy), bệnh hốc mắt loạn giáp của Graves (Graves Dysthyroid Orbitopathy), bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp ( Thyroid Related Orbitopathy).

kk

Dù vậy từ được thích dùng nhất là bệnh nhãn giáp thứ nhất là vì ngắn gọn, thứ hai vì những biểu hiện ở hốc mắt có thể xuất hiện trong tình trạng cường giáp, bình giáp hay suy giáp chứ không phải lúc nào cũng cường giáp. Nhưng cường giáp là kiểu hình thường gặp nhất.

Ngày nay người ta đã chứng minh được bệnh nhãn giáp là một loại bệnh tự miễn do các tự kháng thể hiện diện trong bệnh này như LATS (long acting thyroid stimulator) phát hiện năm 1956 , TSI (Thyroid stimulating antibody) năm 1964 và gần đây nhất là TSab (thyroid stimulating antibody) và TRA (Thyrotropin receptor antibody). Các tự kháng thể này chống lại mô tuyến giáp và mô hốc mắt, do vậy điều trị bệnh nhãn giáp cần có sự phối hợp điều trị giữa chuyên khoa nội tiết và chuyên khoa mắt.

kk

Triệu chứng lâm sàng:

Bệnh có biểu hiện có thể khác nhau ở hai hốc mắt, trình tự xuất hiện thường gặp nhất là :

- Cường giáp Graves có trước

- Bệnh nhãn giáp 1 năm sau

- Phù niêm khu trú 2 năm sau

- Phì đại đầu chi 3 năm sau

Các triệu chứng của bệnh nhãn giáp:

- Co trợn mí mắt, ít nháy mắt

- Mí sung nề, phù kết mạc, cương tụ mạch máu kết mạc

- Lồi mắt, mất đồng vận mi nhãn cầu

- Cảm giác dị vật, chảy nước mắt sống

- Hở mi đe dọa viêm loét giác mạc

- Song thị

- Giảm thị lực hậu quả của chèn ép thần kinh thị do phì đại cơ vận nhãn hoặc do mô hốc mắt phù nề.

Hình: Lồi mắt trong bệnh nhãn giáp
Hình: Lồi mắt trong bệnh nhãn giáp

Chẩn đoán bệnh nhãn giáp

Ngày nay chẩn đoán bệnh nhãn giáp chủ yếu dựa vào hình ảnh siêu âm và chụp cắt lớp vi tính.
Trên siêu âm, mô mỡ trong chóp cơ bị thâm nhiễm, cơ trực bị phì đại và có nhiều phản âm trung bình cao bên trong cơ. Trên hình ảnh CTscan phì đại cơ trực với hình ảnh phì đại bụng cơ là chính.

Xét nghiệm sinh hóa với kháng thể kháng giáp dương tính cũng có độ nhạy chẩn đoán cao trên 90%.

Hình: Phì đại cơ trực trong bệnh nhãn giáp, với đặc điểm phì đại bụng cơ.
Hình: Phì đại cơ trực trong bệnh nhãn giáp, với đặc điểm phì đại bụng cơ.

Điều trị

Nhìn chung bệnh nhãn giáp sẽ được điều trị tại chuyên khoa mắt khi bác sĩ chuyên khoa nội tiết đã thiết lập được tình trạng bình giáp.

Tùy theo giai đoạn biểu hiện nặng nhẹ của bệnh tại hốc mắt mà bác sĩ nhãn khoa sẽ có chỉ định điều trị tương ứng. Thời gian đầu khi bệnh còn nhẹ chỉ cần điều trị triệu chứng là chủ yếu như hạn chế triệu chứng khô mắt bằng nước mắt nhân tạo, hạ mi mắt trên bằng thuốc nhỏ Ismelin 5% nhằm làm hạ thấp độ co rút mi, điều chỉnh song thị bằng lăng kính.

Khi bệnh tiến triển tới giai đoạn hoạt tính phải dừng tới thuốc chống viêm corticoid hay ức chế miễn dịch. Can thiệp ngoại khoa như khâu cò mi là biện pháp tạm thời dành cho các trường hợp lồi mắt gây hở mi trầm trọng đe dọa loét giác mạc trong khi chờ đợi phẫu thuật giảm áp hốc mắt hoặc trì hoãn phẫu thuật vì lý do bệnh toàn thân chưa cho phép gây mê.

Phẫu thuật giải áp hốc mắt có thể chỉ định trong tình trạng lồi mắt gây hở mi nặng, loét giác mạc do hở mi, giảm thị lực do chèn ép thần kinh thị không đáp ứng sau 24 giờ điều trị corticoid liều cao.

Theo Bs. Lê Văn Hiếu-Khoa Mắt
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X