Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh lý xương khớp từ... giày cao gót

Giày cao gót là thứ đồ không thể thiếu của mỗi chị em. Thậm chí để “ăn gian” chiều cao, nhiều chị em còn đi những đôi giày cao lênh khênh. Nhiều bệnh lý xương khớp xuất hiện từ việc sử dụng những đôi giày cao gót này.

Tại sao đi giày cao gót lại gây bệnh xương khớp?

Bàn chân là bộ phận không chỉ có chức năng di chuyển cơ thể mà nó còn là trụ đỡ tạo sự cân bằng. Việc thường xuyên đi giày cao gót sẽ tác động tới hệ thống xương khớp, phá vỡ sự liên kết giữa cơ xương và khớp. Phụ nữ có thói quen mang giày cao gót sẽ vô tình làm tăng sức ép lên đầu gối khoảng 25%. Khi đầu gối phải chịu áp lực trong thời gian dài nó sẽ bị căng cơ dẫn tới đau nhức và dễ mắc các bệnh xương khớp.

Thường xuyên đi giày cao gót sẽ khiến cơ thể nghiêng về phía trước, tạo áp lực ở lưng dưới, cột sống, thắt lưng và cả hông, đầu gối. Áp lực này sẽ tác động trực tiếp lên cột sống gây ra hậu quả làm mắc kẹt, chèn ép lên các sợi dây thần kinh dẫn tới các bệnh lý xương khớp. Đi giày cao gót làm mất cân bằng, khả năng bị ngã do mang giày cao gót sẽ cao hơn nó có thể dẫn tới bị bong gân hoặc vỡ mắt cá chân.

Đi giày cao gót làm mất cân bằng, khả năng bị ngã do mang giày cao gót sẽ cao hơn nó có thể dẫn tới bị bong gân hoặc vỡ mắt cá chân.

Ảnh hưởng của giày cao gót tới xương khớp

Gây viêm khớp: Việc đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm tăng sức ép lên đầu gồi và gót chân, điều này nếu như kéo dài thì sẽ làm bào mòn khớp gối và có thể làm tổn thương sụn khớp gây nên tình trạng viêm khớp.

Gây đau nhức chân: Giày cao gót khoảng 7cm, dù là gót nhọn hay gót bằng, đều gây áp lực lên xương bánh chè cao hơn 30% so với giày đế thấp. Vị trí khớp thứ hai bị ảnh hưởng lớn, đó là khớp cổ chân và gót chân. Do trọng lượng cơ thể bị dồn xuống mũi chân, khớp cổ chân bị ở tư thế gập quá lâu sẽ khiến bị đau nhức. Đi giày cao gót cũng ảnh hưởng đến gân Achilles là gân mặt sau của chân. Khi phía trước bàn chân bị chúi xuống do gót giày, gân Achillles sẽ bị co lên. Gót giày càng cao thì cơ gân càng bị dồn nén ngắn, việc này dẫn đến hiện tượng đau nhức gót.

Dễ gây tê buốt xương khớp: khi trọng lực dồn nén xuống mũi chân sẽ làm cho bàn chân bị bè ra, các dây thần kinh bị chèn ép dưới bàn chân sẽ dễ làm chân bạn bị tê buốt, đau nhức.

Gây cong vẹo cột sống: Giày cao gót tác động không nhỏ tới hệ thống xương khớp nhất là cột sống. Cụ thể, đi giày cao gót khiến độ thăng bằng của cơ thể giảm đi, đẩy trọng tâm của người về phía trước để lấy tư thế cân bằng. Tư thế này làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có. Về lâu dài sẽ dẫn tới hiện tượng nhức mỏi lưng vì hệ cơ phải làm việc quá sức, đau lưng, theo thời gian, nó sẽ khiến cột sống và khớp gối yếu, nhanh lão hóa, gây đau nhức, vẹo cột sống...

Gây thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng dễ gặp nhất nếu như bạn đi giày cao gót thường xuyên, tuy nhiên thoái hóa khớp không diễn ra ngay mà chúng kéo dài nhiều năm liền mới phát bệnh

Gây dị dạng bàn chân: Khi đi giày cao gót kín mũi trong thời gian lâu, bàn chân sẽ bị gò bó trong tư thế “dốc”. Điều đó khiến sức nặng của cơ thể dồn về phía mũi chân... sẽ gây ra hiện tượng phù nề và đau nhức mũi chân.

Đi giày cao gót còn có thể tạo ra các u dầy thần kinh Morton và dị dạng bàn chân, nhất là đối với giày cao gót cùng mũi giày nhọn và hẹp gây bó ép các tổ chức xung quanh dây thần kinh của ngón chân 3 và 4.

Giày chật khít còn gây biến dạng, trồi xương ngón chân ở người có ngón chân cái to, do lực tác động tại vùng này rất lớn. Ngoài ra, nếu giày cao gót quai hậu bó khít, da cứng còn gây phình xương gót được gọi là biến dạng Haglund.

Ảnh hưởng xấu tới khả năng tình dục và sinh sản: khi thường xuyên đi những đôi giày chỉ cần cao 5cm cũng đã ảnh hưởng tới khả năng sinh con của phụ nữ. Điều này có thể giải thích là: Khi áp lực cơ thể quá lớn dồn về phía trước bàn chân có thể làm khung xương chậu sẽ bị lệch sang một bên, máu lưu thông đến tử cung sẽ giảm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho hiện tượng kinh nguyệt thất thường, đau bụng kinh, thậm chí giảm khả năng thụ thai.

Sự kém lưu thông  máu tới cơ quan sinh sản còn làm giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, để giữ được tư thế thăng bằng khi trọng tâm của các bộ phận ở phần dưới cơ thể hướng về phía trước, các bộ phận phía trên cơ thể sẽ phải duy trì sự cân bằng, làm cho cơ bắp thêm mệt mỏi, dễ bị chuột rút... cùng với hệ xương khớp bị ảnh hưởng như trên đã nêu cũng là nguyên nhân dẫn tới suy giảm ham muốn tình dục.

Cách nào để hạn chế bệnh xương khớp do đi giày cao gót?

Thật khó để bỏ thói quen đi giày cao gót vì nó là một phần để tôn lên vẻ đẹp và vóc dáng của người phụ nữ. Tuy nhiên nếu lạm dụng điều này sẽ gây hại cho xương khớp.

Để giúp chị em cân bằng vấn đề này, vừa có thể diện những đôi giày cao đẹp này mà không khiến xương khớp đau nhức, các bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây: Chọn đôi giày cao gót có chiều cao thấp hơn 7cm để giảm áp lực lên xương khớp chân, đầu gối và cột sống lưng từ đó phòng bệnh hiệu quả. Đi giày phù hợp với size chân vì đi giày quá rộng sẽ khiến chân trượt về phía trước nhiều hơn vào tạo sức ép vào ngón chân. Còn đi giầy quá chật sẽ dễ làm tổn thương cơ gân ở gót chân dẫn tới đau nhức và mắc bệnh xương khớp.

Có thể mang theo một đôi giày bệt để thay đổi khi chân bị mỏi. Đặc biệt với chị em làm văn phòng khi đã tới công ty nên tháo giày cao gót thay bằng dép để giúp mang lại cảm giác thoải mái mà tốt cho hệ thống xương. Hãy sử dụng thêm một chiếc lót giày làm từ chất liệu mềm để giúp đôi chân thoải mái hơn. Mỗi tối nên massage chân trước khi đi ngủ để giúp xương khớp ở vị trí này được thư giãn từ đó phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X