Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh loãng xương đang trẻ hóa, liệu bạn đã biết cách phòng ngừa?

Nhiều người tin rằng loãng xương là một căn bệnh tất yếu của tuổi già, nhưng các chuyên gia y tế đã khẳng định căn bệnh này có thể được phòng ngừa.

Loãng xương là bệnh gì?

Loãng xương là một căn bệnh với hiện tượng xương giòn hoặc xốp, xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa, khiến xương dễ bị tổn thương ngay cả với những va chạm nhẹ.

Đây là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.

Bệnh chỉ được phát hiện khi xương bị gãy. Nhiều người tin rằng xương bị loãng là một căn bệnh tất yếu của tuổi già, nhưng các chuyên gia y tế đã khẳng định căn bệnh này có thể được phòng ngừa từ khi còn trẻ.

Bệnh loãng xương đang trẻ hóa, liệu bạn đã biết cách phòng ngừa? - 1

Đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Có nhiều yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương như:

- Giới tính: phụ nữ mắc nhiều hơn so với nam giới.

- Tuổi tác: độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ mắc bệnh.

- Kích thước cơ thể: những phụ nữ gầy và nhỏ con có nguy cơ cao hơn.

- Tiền sử gia đình: Bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình, nếu trong gia đình bạn có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông, bạn cũng sẽ có nguy cơ.

- Hormone giới tính: nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều hoặc thời kỳ mãn kinh có thể gây ra bệnh xương bị loãng ở phụ nữ. Trong khi đó, nồng độ testosterone thấp có thể là nguyên nhân gây bệnh ở nam giới.

- Thiếu canxi và vitamin D: một chế độ ăn ít canxi và vitamin D có thể làm cho xương bạn yếu đi.

- Chán ăn tâm thần.

- Một số loại thuốc mang tác dụng phụ có thể làm tăng nguy cơ khiến xương dễ gãy.

- Mức độ hoạt động: thiếu tập thể dục hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài có thể gây yếu xương.

- Hút thuốc: thuốc lá rất có hại cho xương, cũng như tim và phổi.

- Uống rượu: uống quá nhiều rượu có thể làm xương yếu đi và dễ gãy.

Bệnh loãng xương đang trẻ hóa, liệu bạn đã biết cách phòng ngừa? - 2

Nguyên nhân gây loãng xương?

Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.

Các nguyên nhân chính của bệnh bao gồm lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới.

Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn nó được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương. Do đó, khả năng bị bệnh của bạn phụ thuộc vào khối lượng xương cao nhất mà bạn đã đạt được khi còn trẻ. Nếu khối lượng xương cao nhất của bạn nhiều tức là bạn đã “dự trữ” được nhiều xương hơn và càng ít khả năng xương bạn sẽ bị yếu khi bạn về già.

Triệu chứng bệnh là gì?

Bệnh loãng xương không có triệu chứng rõ ràng từ sớm, nhưng theo thời gian, CÓ THỂ gây ra tình trạng dễ nhận thấy như lưng còng, đau lưng, dáng đứng khom xuống và dần dần sụt cân. Trong vài trường hợp khác, dấu hiệu đầu tiên là gãy xương (xương sườn, cổ tay hoặc hông). Xương sống có thể bị gãy (trở nên dẹp hơn hoặc bị nén). Gãy xương hông có thể gây khuyết tật nặng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Điều trị bệnh ra sao?

Thay đổi lối sống

- Dinh dưỡng: Nạp đủ chất dinh dưỡng vào cơ thể là đặc biệt cần thiết, nhất là với canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn.

- Tập thể dục: Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Tập thể dục không chỉ giúp xương bạn khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe của bạn tốt hơn. Mặc dù tập thể dục tốt cho người bị loãng xương, nhưng bạn cũng phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương.

Bệnh loãng xương đang trẻ hóa, liệu bạn đã biết cách phòng ngừa? - 3

Sử dụng thuốc hỗ trợ

Một số loại thuốc có thể giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh bao gồm: bisphosphonates, estrogen agonists/antagonists, calcitonin, hormone tuyến cận giáp, liệu pháp estrogen, liệu pháp hormone.

Theo Hoàng Lan - Khám phá

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X