Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh lao da có dễ lây nhiễm không?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ, em của em bị viêm loét ở tay, ngón tay lặp lại nhiều lần. Chỗ loét không đau, chỉ bị ngứa rát ít. Khi đi khám ở Bệnh viện Da Liễu thì được bác sĩ chẩn đoán bị lao da mô dưới da. Em có gửi kèm kết quả xét nghiệm máu, toa thuốc. Xin cho em hỏi, bệnh này có nguy hiểm không, có dễ lây truyền bệnh không (vì đứa em có con nhỏ gần 2 tuổi)? Chỉ có xét nghiệm máu như vậy thì có chắc chắn bị bệnh này không hay có cần đi tới bệnh viện lao khám lại? Bác sĩ cho toa 7 ngày uống thuốc, liệu có tiến triển tốt sau 7 ngày không ạ (vì theo em biết nếu bị bệnh do lao gây ra thì phải điều trị theo một liệu trình vài tháng mới mong khỏi bệnh)? Xin bác sĩ giải đáp thắc mắc và tư vấn em nên làm gì ạ. Cám ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM



Ảnh và kết quả xét nghiệm máu, toa thuốc do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Các vết loét da lâu lành cần chẩn đoán phân biệt với lao da, để chẩn đoán xác định, cần có kết quả xét nghiệm vi sinh (nhuộm soi, nuôi cấy) hoặc giải phẫu bệnh dương tính. Bệnh nhân thường có kèm lao cơ quan khác. Điều trị bệnh lao da cũng không khác bệnh lao ở các cơ quan khác, nghĩa là phác đồ 6 tháng với 2 tháng tấn công 4 thuốc và 4 tháng duy trì.

Mặc dù điều trị thử cũng là một cách để chẩn đoán, nhưng nếu chỉ sử dụng phác đồ 2 thuốc như trong trường hợp của bạn rất dễ dẫn tới kháng thuốc. Do đó, tốt nhất bạn nên tới khám chuyên khoa Lao (bệnh viện Phạm Ngọc Thạch) để làm rõ chẩn đoán rồi mới tiến hành dùng thuốc bạn nhé.

Thân mến.

Bệnh lao da không phải là tình trạng tổn thương đơn thuần khu trú tại da mà là một bệnh lý toàn thân do vi khuẩn lao gây ra. Ở những bệnh nhân mắc bệnh lao da, người ta ghi nhận được khoảng từ 3-40% các trường hợp mắc lao hạch và 25-30% các trường hợp mắc lao phổi kèm theo, hiếm gặp hơn là lao sinh dục.

Lao da là một bệnh lao ngoài phổi có biểu hiện phong phú, thay đổi tùy thuộc vào độc lực, số lượng của trực khuẩn lao và sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân.
Tất cả các bệnh nhân đã được xác định mắc bệnh lao da cần được khám và phát hiện các thể lao khác. Việc điều trị bệnh lao da phải có tính toàn diện và kéo dài, không chỉ xử trí các tổn thương ở da.

Các thuốc kháng lao được khuyến cáo trong điều trị bệnh lao da tương tự với điều trị lao phổi. Các thuốc kháng lao có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và tái khám của các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc.

Các phương pháp khác như cắt lọc thương tổn nhỏ trên da, phẫu thuật tạo hình ở những trường hợp sẹo xấu cũng có thể được áp dụng.  

Ngoài việc tuân thủ điều trị các thuốc kháng lao, người bệnh cần chú ý cải thiện sức khỏe toàn thân, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch để tăng hiệu quả điều trị.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X