Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh hen suyễn có di truyền không, cách nào phòng tránh được?

Ai có khả năng bị bệnh hen/suyễn thưa bác sĩ? Gia đình tôi có ông ngoại bị hen, đến mẹ tôi cũng bị? Vậy bệnh hen có di truyền không ạ? Nếu có thì người trong gia đình cần làm gì để phòng tránh? (Mỹ Phương - phuongdong…@gmail.com).

[DAP]

Bạn Mỹ Phương thân mến,

Bệnh hen (hen suyễn) là một bệnh dị ứng có liên quan tới gen, thường gặp 35 - 70% ở người mắc bệnh hen phế quản. Có nhiều gen liên quan đến bệnh sinh của hen phế quản và khác nhau theo nhóm chủng tộc. Gen kiểm soát đáp ứng miễn dịch trong hen phế quản là HLA-DRB1-15. Gen liên quan đến sản xuất các cytokin viêm, IgE và tăng đáp ứng phế quản ở  NTS 5q.

Nhiều nghiên cứu cho thấy con của những người mắc bệnh hen hoặc người có cơ địa dị ứng dễ bị bệnh hen phế quản hơn rất nhiều so với những người khác. Con của cặp vợ chồng có bố hoặc mẹ có cơ địa dị ứng thì có khả năng có cơ địa dị ứng là 33%. Nếu cả bố và mẹ đều có cơ địa dị ứng thì có khả năng mắc hen và các bệnh lý dị ứng lên tới 60%.

Bệnh hen còn bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố môi trường và không phải tất cả những người có cơ địa dễ mắc hen là chắc chắn sẽ xuất hiện bệnh hen, mà chỉ một tỷ lệ nhất định các đối tượng này phát bệnh hen. Những người có cơ địa mắc hen, nếu tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như: lông chó, mèo, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, bụi, phấn hoa, hóa chất, xăng dầu, nhiễm khuẩn, ăn phải thức ăn lạ dễ gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, lạc, dứa... có nguy cơ mắc bệnh hen nhiều hơn rõ rệt. Còn người mắc bệnh hen mà tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng nói trên thì dễ bùng phát cơn hen. Trái lại, người có nguy cơ mắc bệnh hen và người mắc bệnh hen mà biết tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng thì tránh được bệnh hen và cơn hen.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc hen phế quản?

Sự phát triển và diễn tiến kéo dài của bệnh lý hen phế quản là do sự tương tác gen - môi trường. Vì vậy cần lưu ý các yếu tố sau để giảm nguy cơ mắc hen phế quản ở trẻ nói riêng và ở người có nguy cơ mắc hen nói chung:

Với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh:

- Tránh phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường lúc mang thi và năm đầu đời.

- Khuyến khích sinh qua âm đạo.

- Khuyên nuôi con bằng sữa mẹ vì các lợi ích sức khỏe chung.

- Nếu có thể, hạn chế sử dụng paracetamol và kháng sinh phổ rộng trong năm đầu đời.

- Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm các đợt khò khè lúc mới sinh.

- Tiếp nhận bổ sung Vitamin D qua thức ăn hoặc ánh sáng mặt trời hoặc chỉ định của bác sĩ.

Với người lớn cần đặc biệt hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đặc biệt không hút thuốc lá, tránh viêm đường hô hấp trên tái đi tái lại, không lạm dụng kháng sinh và các thuốc chống viêm có tác tác dụng kéo dài.

>> Xem thêm: Bệnh hen có di truyền không?[/DAP]

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435 / BenhHen.vn

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản hiệu quả cao & lành tính


Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.
Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.
Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X