Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh gút có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Gút là một trong những dạng viêm khớp, xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến các tinh thể urat sắc nhọn lắng đọng tại các khớp, gây nên tình trạng đau nhức, sưng tấy khớp. Các cơn gút cấp thường tấn công về đêm, không có dấu hiệu báo trước và gây sưng đau dữ dội trong khoảng 12-24 giờ, thậm chí chỉ chạm nhẹ vào cũng đau.

Bệnh gút có thể chữa khỏi không?

Bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, nên khó có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Hiện có nhiều loại thuốc tây giúp giảm đau, chống viêm rất nhanh chóng và hiệu quả trong các đợt gút cấp. Tuy nhiên, các loại thuốc chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh gút ở giai đoạn sớm mà không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh cần phục hồi chức năng gan thận, đồng thời điều trị các rối loạn chuyển hóa đi kèm.

Một số thuốc tây y điều trị các cơn gút cấp

  • Colchicine: Colchicine có hiệu quả trong vòng 12-24 giờ đầu tiên của cơn gút cấp và tác dụng giảm dần theo tình trạng viêm kéo dài. Bệnh nhân có thể uống một viên colchicine duy nhất khi xuất hiện triệu chứng đau đầu tiên. Thuốc chống chỉ định đối với bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng, phụ nữ có thai.

  • Thuốc chống viêm không steroid: Bao gồm một số loại như Ibuprofen, Naproxen và Etoricoxib… Tuy nhiên, người cao tuổi kèm theo bệnh thận, viêm loét dạ dày tá tràng thì nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này.

  • Thuốc corticosteroid: Corticoid đường toàn thân được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định. Tuy nhiên, cần hạn chế corticoid và dùng ngắn ngày vì thuốc có nhiều tác dụng phụ.

Thuốc tây y điều trị gút mãn tính

Để điều trị bệnh gút mãn tính, bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm nồng độ acid uric, từ đó ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể urat trong các khớp. Một số loại thuốc hiệu quả trong trường hợp này: Allopuronol, Probenecid, Pegloticase…

Trong chế độ ăn uống hằng ngày, bệnh nhân gút nên hạn chế sử dụng các thực phẩm như thịt đỏ (thịt chó, thịt bò…), các loại hải sản, cá béo, nấm, măng, giá. Kiêng các loại rượu, bia, nước ngọt có ga. Tăng cường sử dụng các loại rau củ (cải bắp, cải bẹ xanh, rau cần, khoai tây…), các trái cây (cherry, táo, lê, bơ, đu đủ, dứa…) cũng như đảm bảo uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày.

Người mắc bệnh gút cần vận động hằng ngày bằng cách đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội… Tuy nhiên, trong các đợt gút cấp, người bệnh không nên vận động mạnh để tránh làm tổn thương các khớp bị viêm.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp dùng thêm Viên khớp GHV Bone giúp tái tạo và phục hồi các khớp đã bị tổn thương do các tinh thể urat lắng đọng lại, giúp các khớp bàn chân, bàn tay vận động được linh hoạt hơn, làm chậm được quá trình thoái hóa các khớp.

Để được tư vấn chi tiết thêm và cụ thể cho từng trường hợp, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 - Hotline 096 268 6808

Bạn đọc tham khảo thêm phóng sự nói về Viên khớp GHV Bone của GS. TS Phạm Quốc Long

>> Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Gút: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Ngủ dậy bị đau nhức các khớp ngón tay là bệnh gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Bệnh Gút có điều trị dứt điểm không?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X