Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh ghẻ xuất hiện khi rửa tay không đúng cách

Tay là nơi chứa nhiều kí sinh và vi khuẩn có hại, trong đó có ghẻ.

Bệnh ghẻ một bệnh ngoài da phổ biến, bệnh lây, hay gặp vào mùa xuân hè. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do lan truyền qua đường chân tay. Cùng xem những tác hại của việc rửa tay không sạch đối với bệnh ghẻ nhé.

Nhận diện bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do cái ghẻ, một loại côn trùng ăn các mô bị phân hủy gây ra. Chúng di chuyển qua các lớp trên cùng của da bằng cách tiết enzyme proteases để làm suy giảm tầng lớp sừng. Cái ghẻ gây bệnh ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường biểu bì da, chúng sẽ "đào hầm" và đẻ trứng liên tục trong vòng 4-6 tuần liền.

Khi người bệnh ngứa và gãi, cái ghẻ sẽ vương vãi ra quần áo, giường chiếu và là mầm gây bệnh cho những người xung quanh nếu tiếp xúc phải.


Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các mụn nước nhỏ ở kẽ tay, các nếp gấp bàn tay và ngón tay, vùng thắt lưng, háng... Đối với người lớn, các mụn nước thường tập trung ở một số các bộ phận nhất định trên cơ thể, còn với trẻ em thì mụn ngứa thường mọc khắp người. Bộ phận hay nhiễm ghẻ nhất là tay chân. Do đó, bàn tay bẩn là cơ hội "béo bở" để ghẻ tấn công cơ thể.

Nguy hại từ việc rửa tay không sạch

Theo nghiên cứu, bàn tay là cầu nối để các virus gây bệnh phát tán. Trên mỗi cm da người có đến 40.000 vi khuẩn và con số này cao hơn rất nhiều ở bàn tay. Do vậy, nếu rửa tay không sạch, bàn tay chính là vật lây truyền côn trùng ghẻ cái từ người sang người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và những người không có điều kiện vệ sinh thường xuyên.


Khi rửa tay, chúng ta cũng thường chỉ xoa nhẹ hai lòng bàn tay mà quên kì cọ kĩ các vùng kẽ tay, nếp gấp,... vô tình tạo ra môi trường trú ngụ lý tưởng cho ghẻ. Mặt khác, bàn tay ẩm ướt cũng tạo điều kiện cho bệnh ghẻ hoặc hắc lào phát triển: Tay rửa không sạch xà bông, lại không lau khô dễ dẩn đến nguy cơ mắc bệnh ghẻ nước, rất ngứa ngáy rất khó chịu.

Những lưu ý khi rửa tay giúp ngăn ngừa bệnh ghẻ

Các bạn nên rửa toàn bộ bàn tay thật kỹ bằng xà bông và dưới vòi nước chảy từ 10-15 giây tại các thời điểm sau đây:

- Trước và sau khi chạm/băng bó chỗ bị nhiễm trùng.

- Trước khi cầm hoặc ăn thức ăn.

- Sau khi đi vệ sinh.

- Sau khi hỉ mũi.

- Sau khi chạm, cầm vào quần áo hay drap giường chưa giặt.

Rửa bằng nước đến khi sạch xà phòng, không còn cảm giác nhờn dính. Nhớ lau tay thật khô bạn nhé!

Theo Thúy Giang - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X