Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh chàm do nguyên nhân gì, chữa có khỏi không AloBacsi?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi bị bệnh chàm hơn 4 năm nay, đã đi khám ở BV Da liễu TP.HCM nhiều lần, các BS ở đây khi thì chẩn đoán bệnh chàm, khi thì chẩn đoán chàm thể tạng và cho uống thuốc và sức. Cách đây 3 năm, tôi có đi khám lại, BS cho thuốc Fexofenadin để uống và tôi uống từ đó cho đến nay mỗi khi có bệnh, hết thuốc thì tự ra nhà thuốc mua. Cho tôi hỏi bệnh này có nơi nào chữa khỏi không và chi phí khoảng bao nhiêu? Tôi thì vài tháng nó tái phát một lần, không hiểu nguyên nhân từ đâu? Tôi lúc trước ở trọ ngủ hay bị con mạt giường cắn rất ngứa, không biết có phải nguyên nhân từ đó. Xin cảm ơn BS! (Hieu Nguyen - hieu...@gmail.com)

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Anh Hieu Nguyen thân mến,

Chàm là một bệnh phổ biến, nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, bệnh thể hiện bằng hiện tượng viêm bì và thượng bì với những nốt hoặc mảng da đỏ với mụn nước nhỏ, rất ngứa và dễ tái phát.

Chàm thể tạng là một dạng lâm sàng của bệnh chàm, để chỉ những cá nhân có bệnh chàm kèm theo tiền căn cá nhân và gia đình có bệnh hen suyễn, dị ứng,… và có thể tiến triển kéo dài từ nhỏ cho đến tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân gây bệnh chàm vẫn chưa rõ, nhưng có liên quan đến các yếu tố dị ứng bên ngoài (như thức ăn, hóa chất, môi trường,..) và yếu tố bên trong (do chuyển hóa,..) cũng như trên cơ địa của người nhạy cảm với các dị ứng nguyên này.

Vì không dễ xác định được chính xác nguyên nhân của bệnh, nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và bệnh cũng thường xuyên tái đi tái lại. Điều trị chủ yếu là tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng, sử dụng thuốc giảm ngứa, hoặc thuốc ức chế miễn dịch.

- Về thuốc thoa tại chỗ, có thể sử dụng: dung dịch thuốc tím, dung dịch Milian hoặc Eosine 2% để giảm viêm trong giai đoạn cấp. Khi sang thương khô, không rịn nước, có thể sử dụng corticoide thoa 1-2 lần/ngày trong 5-10 ngày để giảm tình trạng viêm: Hydrocortisone 0,05% hoặc Diprosone hoặc Dermovat,…

- Nếu trường hợp nhiễm trùng nặng, anh nên đến khám tại bệnh viện để bác sĩ có thể kê cho anh kháng sinh uống phù hợp.

- Sử dụng các thuốc kháng histamine để giảm ngứa như: Atarax, Polarmine, Clarytine, Fexofenadine,…

Fexofenadine là một thuốc kháng histamine có tác dụng giải mẫn cảm không đặc hiệu và giảm ngứa, khi sử dụng nên theo hướng dẫn của bác sĩ, tuy nhiên anh có thể sử dụng thường xuyên trong trường hợp bệnh tái phát. Chuyện mọt cắn từ rất lâu không phải là nguyên nhân gây bệnh chàm hiện tại của anh.

Bên cạnh đó anh nên:

- Tránh gãi và chà xát sang thương.

- Tránh ăn thực phẩm lên men, trứng, sữa,… sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh.

- Uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, cũng như giúp giảm stress và thúc đẩy quá trình chuyển hóa, bài tiết của cơ thể.

Thân mến,


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X