Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh bạch biến có chữa được không?

Bệnh bạch biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng người trẻ là đối tượng hay gặp phải nhất. Triệu chứng là những đốm da mất sắc tố, màu rất trắng, kích thước của các đốm thay đổi từ 1cm đến nhiều cm. Đây không phải là căn bệnh đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến yếu tố thẩm mỹ, tinh thần. Đến nay, y học hiện đại vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh hoàn toàn.

Trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người mắc bệnh bạch biến. Hiện, Tổ chức Bạch biến Thế giới thành lập năm 2012 là tổ chức ngheine cứu lớn nhất thế giới về bệnh bạch biến, do một nhà tỷ phú người Nga có con trai bị bạch biến thành lập nên. Ông có nói bệnh này nếu chỉ có người giàu được điều trị, thì người nghèo sẽ ra sao? Vì thế ông đã ủy thác cho GS Lotti thành lập nên tổ chức này.

Tổ chức này chuyên thực hiện công trình nghiên cứu, khảo sát điều trị bạch biến trên thế giới, hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh bạch biến.

Màu da chỉ là một phần nhỏ của vẻ đẹp của một người, vì vậy hãy lạc quan và vui sống

Bệnh bạch biến là gì?


Bạch biến là một bệnh mất sắc tố ở da, lông, tóc do hiện tượng giảm hoặc mất tế bào melanocyte tại chỗ.

Bệnh thường gặp nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách… và có thể lan rộng ra nhiều vùng da trên cơ thể. Bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trẻ và trung niên.

Bệnh lý này không ảnh hưởng sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người mắc bị tự ti, thậm chí trầm cảm. Cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc nào trị khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh được chia làm 2 thể: thông thường và thể đoạn.

Phân biệt bệnh bạch biến, bạch tạng và lang ben


Bệnh bạch biến thường dễ nhầm lẫn với lang ben hay bạch tạng. Đôi khi người bệnh khi mới nghe nhắc đến bạch biến thường nghĩ là bệnh bệnh tạng. Tuy nhiên, đây là 3 căn bệnh riêng biệt. Bạn có thể phân biệt bằng những triệu chứng dưới đây:

Bạch biến

Lang ben

Bạch tạng

Bạch biến không có vảy trên tổn thương

Thường có vảy mịn trên tổn thương

Da bị giảm hay mất hẳn sắc tố, tóc bạc

Không gây ngứa

Đôi khi kèm theo ngứa, nhất là khi ra nhiều mồ hôi

Sợ ánh sáng

Không lan ra mà da mất sắc tố rất nhanh

Thường bắt đầu từ vài đốm nấm rồi lan rộng ra do sự phát triển của nấm

Bị giật nhãn cầu

 

Màu mắt thường có màu từ xanh đến nâu

Điều trị bạch biến: Dùng thuốc bôi ngoài da, Chiếu ánh sáng, dùng kem chống nắng…

Mục đích trong điều trị lang ben là tiêu diệt nấm bằng thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống.

 

Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi điều trị trong 3-4 tuần hoặc các thuốc uống trong 7-10 ngày nếu bệnh lang ben lan trên diện rộng hay các trường hợp khó điều trị.

Hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa trị khỏi hoàn toàn được bệnh bạch tạng.

 

Những phương pháp điều trị bệnh bạch tạng chủ yếu hiện nay như: Đeo kính áp tròng và tái khám mắt, da thường xuyên.

 

Một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định mổ mắt nhằm giảm tình trạng rung giật nhãn cầu và lác mắt, cải thiện tầm nhìn.


Nguyên nhân gây bệnh bạch biến


Nguyên nhân bệnh bạch biến đến nay chưa rõ hoàn toàn. Một số nguyên nhân được cho là do tâm lý, căng thẳng trong cuộc sống, chẳng hạn như khi bị mất việc, chấn thương thể chất như phẫu thuật, tai nạn, mang thai, mất việc làm, mất người thân... cũng làm bộc phát bệnh bạch biến. Hoặc do yếu tố phối hợp giữa tâm lý và yếu tố nội tiết. Hoặc do một số nguyên nhân về dẫn truyền thần kinh, trường hợp sau khi bị mắc bệnh lý thính giác,...

Các tác nhân hóa học như phenol, catfechin, thiol cũng có thể gây bệnh. Bạch biến có thể kết hợp với một số bệnh khác như rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn chức năng gan, thiếu máu ác tính, viêm màng não vô khuẩn, đái tháo đường, sợ ánh sáng, khiếm thính, rụng tóc.

Một số tình trạng ảnh hưởng đến bệnh bạch biến, ăn uống: sử dụng nhiều gia vị (nghệ: làm trầm trọng hơn), ở Ấn Độ khoảng 8% ở các quốc gia khác 1-2%. Các chế phẩm gây ra tình trạng oxy hóa cũng làm tăng bệnh bạch biến. Một số bệnh nhân hoang tưởng cũng bị bệnh bạch biến.

Triệu chứng bệnh bạch biến


Bệnh bạch biến có yếu tố di truyền. Các triệu chứng chính chỉ có ở ngoài da. Lông trên vùng da bệnh cũng bị bạc trắng. Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố, màu trắng của da bệnh có khi đồng nhất nhưng đôi khi loang lổ, chỗ trắng lẫn với màu da thường.

Kích thước của các đốm cũng thay đổi từ một đến nhiều cm. Đốm mất sắc tố thường có hình tròn không đều, đôi khi không có hình dạng gì cả. Bề mặt da trơn láng, không sưng, lông trên vùng da bệnh cũng bị bạc trắng.

Đốm có giới hạn rõ ràng với da lành và vùng da lành quanh đốm đậm màu hơn da thường. Có một vài trường hợp đốm da mất sắc tố lan ra khắp người, da, lông, tóc, toàn thân là một màu trắng.

Vị trí bị bệnh thường gặp nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách, háng, mắt, mũi, quanh miệng, tai, núm vú, rốn, cơ quan sinh dục ngoài. Các thương tổn da cũng thường có khuynh hướng phát triển ở vùng da bị chấn thương, bỏng.

Diễn tiến của bệnh thường khó biết trước. Các đốm trắng có thể tồn tại lâu dài không có thay đổi gì cả, cũng có thể lan rộng ra từ từ, hoặc tự thu nhỏ lại. Khoảng 15-25% trường hợp có thể tự lành, nhưng đa số trường hợp bệnh kéo dài có khi suốt đời, ngoài ra không có biến chứng gì khác. Tuy làm mất thẩm mỹ nhưng bệnh không ảnh hưởng sức khỏe chung.

Chẩn đoán bệnh bạch biến bằng cách nào?


Việc chẩn đoán bệnh tương đối dễ dàng chỉ bằng mắt thường, nên các xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh ít khi được tiến hành, trừ khi cần đánh giá sức khỏe người bệnh trước khi can thiệp một số phương pháp điều trị.

Trong đó, có các biện pháp như đèn soi da, khi soi trên da nó sẽ hiện mảng trắng da bạch biến rất rõ. Hoặc sử dụng biện pháp sinh thiết ở da, trong sang thương bệnh bạch biến không còn tế bào sắc tố (hắc tố nữa), còn các loại tổn thương da khác thì tế bào hắc tố vẫn còn.

Bệnh bạch biến có chữa được không?


Bệnh bạch biến tiến triển không theo quy luật, rất khó đoán trước, thường không biết bệnh khởi phát khi nào. Nó có thể xuất hiện ngay sau một chấn thương tinh thần hoặc chấn thương thể chất nặng. Bệnh tiến triển mạn tính, có thể có những đợt nặng lên. Tổn thương thường tăng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông hoặc ổn định lâu dài. Ngoài ra, bệnh cũng có tỷ lệ tự khỏi khoảng 15-30%.

Bệnh bạch biến ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân, đôi khi bệnh nhân cảm thấy mất công việc, mất hạnh phúc, một số không kết hôn, kết hôn thì có thể ly dị, phụ nữ sau khi mắc bệnh thường hay ly dị chồng. Bệnh nhân đôi khi rơi vào tình trạng trầm cảm.

Cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc trị khỏi bệnh hoàn toàn. Việc điều trị bệnh bạch biến hiệu quả hay không tùy theo từng giai đoạn sớm hay muộn, thể thông thường (dễ điều trị hơn) hay thể đoạn. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị bằng thuốc bôi, phương pháp ánh sáng và thuốc uống chống ôxy hóa.

Nếu thất bại với liệu trình điều trị nói trên, bệnh nhân sẽ được tư vấn ghép da, tẩy da... Cho đến nay, với căn bệnh bạch biến hay vảy nến, phương pháp chiếu tia cực tím (còn gọi là phương pháp ánh sáng) được đánh giá khá hiệu quả trong điều trị các bệnh về da, đặc biệt trên bệnh bạch biến, vảy nến… với chi phí phù hợp và an toàn.

Có những bệnh sau khi chiếu tia khoảng 25-30 buổi, các vết bạch biến đã gần như biến mất, sắc tố da dần phục hồi. Khi đã phục hồi tổn thương sắc tố, bệnh thường ít tái phát.

Với bệnh bạch biến ở trẻ em không nên sử dụng biện pháp điều trị toàn thân trước tuổi dậy thì. Trẻ chỉ nên được điều trị toàn thân sau tuổi dậy thì. Đối với trường hợp trẻ này nên sử dụng biện pháp phối hợp tâm trị liệu kết hợp thêm với các loại thuốc bôi trong đó có thể sử dụng corticoid hoặc canxi ion. Nếu sau 6 tuần không khỏi cần xem lại, và kết hợp với các phương pháp khác.

Bệnh bạch biến có lây không?


Bệnh bạch biến có tính chất di truyền, khoảng 30 % người bị bệnh bạch biến là sinh ra trong gia đình có người bị bệnh. Bạch biến nếu không chữa trị sớm thì có thể lan rộng khắp cơ thể nhưng đây không phải là bệnh lây nhiễm nên không có khả năng lây từ người bệnh sang người lành.

Bệnh bạch biến kiêng ăn gì?


Khi mắc bệnh, cần tránh những thực phẩm chứa chất Tannin (trà, cà phê, ổi chưa chín, trái cây có vỏ mọng màu đỏ hay đen) và thực phẩm có chứa Gluten cao (lúa mì, yến mạch và lúa mạch đen) vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Nghệ, tiêu, ớt cũng có thể làm cho bệnh bạch biến nặng thêm.

Người bệnh nên tăng cường thực phẩm giàu Vitamin B12 có trong gan, sò, cá hồi, sữa chua và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh, nên bổ sung các thực phẩm giàu Axit Folic như rau lá xanh (cải bó xôi, súp lơ) măng tây, đậu đen. Thực phẩm giàu Vitamin C (cam, bưởi, chanh, kiwi, dâu tây, dưa đỏ, cà chua, khoai tây) và thực phẩm giàu kẽm (hàu, thịt bò, cua, tôm hùm, thịt lợn, thịt gà, các loại đậu, hạt, thực phẩm từ sữa).

Winnie Harlow- người mẫu bạch biến đầu tiên trình diễn tại show nội y đình đám Victoria's Secret

Chân dài 24 tuổi bị chứng bệnh bạch biến, khiến làn da cô mất dần sắc tố từ năm 4 tuổi. Vì căn bệnh này, Harlow từng bị bạn bè gọi là "bò sữa" và tẩy chay dẫn đến phải bỏ học vào năm 16 tuổi. Sau này, khi đã thành công với sự nghiệp người mẫu, cô trở thành người phát ngôn đấu tranh cho những bệnh nhân bị bệnh bạch biến. 

Thu Hoàng (Tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X