Hotline 24/7
08983-08983

Bé yêu ơi, con đau ở đâu?

Trẻ sơ sinh ốm, bé không thể tự nói được bé đau ở đâu.

Image
(ảnh sưu tầm)

Mỗi lần trẻ sơ sinh ốm đau, cha mẹ đều rất lo lắng, vì trẻ không thể nói được là đau ở đâu mà chỉ quấy khóc. Các bậc cha mẹ phải thường xuyên theo dõi những hiện tượng bất thường ở trẻ để phòng khi bé mắc bệnh có cách giải quyết kịp thời. Dưới đây là một số vấn đề về sức khoẻ mà trẻ sơ sinh thường gặp.

1- Tình trạng thiếu hồng cầu: Những trẻ sơ sinh đẻ thiếu tháng hoặc trẻ sinh ra có trọng lượng ít hơn bình thường có xu hướng ở trong tình trạng thiếu hồng cầu do có thể nhận không đủ chất sắt (bình thường sau khi sinh ra được 4 tháng chất sắt trong cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ hết dần). Sữa mẹ có đầy đủ chất sắt nên rất cần thiết cho trẻ. Tình trạng trẻ thiếu máu thường có hiện chóng mệt, không có sức, Da dẻ xanh xao tưởng như thiếu dinh dưỡng hay bị sốt. Nếu nghi ngờ trẻ thiếu máu cố gắng cho uống Sữa được đầy đủ là 600ml/ngày. Nếu đúng trẻ thiếu máu nên đưa đi bác sỹ khám.

2- Viêm họng: Viêm Họng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ thường bị ho có sốt nhẹ, thở khó, môi nhợt nhạt, chán ăn.

Cách chăm sóc: Cho trẻ ngồi vào lòng để trẻ dễ thở. Cố gắng cho trẻ uống Sữa liên tục để tránh tình trạng thiếu nước ở trẻ, nên đo nhiệt độ, nếu trên 380C thì nên cho trẻ uống Paracetamol.

3- Khóc “dạ đề”: Trẻ sơ sinh thường khóc kiểu “dạ đề”. Khi khóc, trẻ từ 3-4 tuần tuổi sẽ co chân lên sát ngực, trẻ được 3 tháng tuổi sẽ thét lên. Trẻ có thể đau ở vùng bụng, mặt đỏ, nắm chặt tay, được chăm sóc hoặc cho uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ trẻ sẽ khá lên. Người mẹ có thể thay đổi thời gian tắm cho bé trong ngày, xoa bóp cho bé, bế bé lên vai đi lòng vòng quanh nhà, vừa nói chuyện hay hát cho bé nghe...

4- Bị sốt: Sốt có thể lây từ người lớn sang trẻ sơ sinh từ hơi thở, ho hoặc xỉ Mũi qua tiếp xúc. Do đó nhớ rửa tay mỗi khi tiếp xúc với trẻ. Tình trạng khi trẻ bị sốt là hắt hơi, khó thở, vùng cổ có màu đỏ, có khi trẻ thở bằng miệng và có ho đi kèm. Nếu tình trạng nhẹ và không sốt cao, bác sỹ có thể hướng dẫn cách chăm sóc cho bố mẹ. Nếu trẻ sốt cao lên đến 380C với trẻ trên 3 tháng, bác sỹ có thể cho uống thuốc hạ sốt.

5- Đau mắt: Trẻ mới sinh mắt thường nhắm chặt là do tắc tuyến lệ hoặc có thể do nhiễm khuẩn. Tình trạng thường thấy lòng trắng mắt có màu hồng và có chấm đỏ như máu trong mắt. Khi ngủ dậy hai mi mắt dính vào nhau.

Cách chữa:
Rửa mặt, dùng bông thấm nước ấm lau mắt từ xung quanh ra ngoài ngày 2-3 lần. Sau 2 ngày nếu thấy mắt còn nhiễm khuẩn nên đến gặp bác sĩ.

6- Đau tai: Trẻ Bị đau tai do nhiễm khuẩn trong lỗ tai sau cơn sốt. Trẻ sơ sinh bị lây nhiễm nhiều hơn ở môi trường trong nhà có người hút thuốc lá. Cần lưu ý hiện tượng trẻ hay khóc, hay gãi ở vùng tai thường xuyên và gào khóc khi bị nhức ở tai, bị sốt có khi nôn. Nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa khám.

7- Viêm da: Trẻ sơ sinh bị viêm Da thường do trong nhà có người mắc bệnh dị ứng hoặc bị viêm da. Chỉ có Sữa mẹ mới có khả năng tạo ra sức đề kháng. Hiện tượng thường thấy là nổi chấm thành vùng ở chân, tay, vùng gấp nối.

Chăm sóc cho trẻ: Bôi kem giảm nốt phồng, dùng dầu tắm thay xà phòng và tránh rửa vùng Da tấy đỏ thường xuyên. Cần đưa trẻ đến bác sĩ khám.

8- Bị co giật khi sốt cao: Có đến 10-15% trẻ sơ sinh có hiện tượng bị co giật khi sốt cao. Tuy không nguy hiểm nặng nhưng có thể gây ra hậu quả sau này cho trẻ. Hiện tượng là trẻ thấy khó chịu, người thì nóng lên, sau đó có hiện tượng co giật kéo dài độ 2 phút rồi trở lại bình thường. Cơ thể trẻ sẽ cứng đờ, mắt sẽ đảo qua lại và nghiến chặt răng. Trong khi trẻ co giật hãy đặt trẻ xuống. Nếu trẻ sốt cao trên 380C cho uống thuốc Paracetamol của trẻ em và đưa đến bác sĩ khám.

9- Dạ dày có hiện tượng viêm: Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi khi thức ăn có lẫn chất hoá học độc hại. Nhất là mùa hè nên rửa tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Rửa, làm vệ sinh tiệt trùng những dụng cụ và chai Sữa của trẻ mỗi lần cho trẻ ăn. Hiện tượng thường gặp: trẻ nôn nao, nôn, ngứa Mũi và cũng có thể đi ngoài phân lỏng. Nếu phân có máu hãy đưa trẻ đi bệnh viện ngay.

Cách chăm sóc:
Cố gắng cho trẻ ăn chất lỏng và Sữa hoặc nước hoa quả càng nhiều càng tốt, để tránh tình trạng trẻ bị thiếu nước.

10- Bị trớ: Nếu thấy trẻ từ chối thức ăn hoặc quấy nhiễu với việc ăn một cách khác thường sau đó mới trớ, nôn ra, trẻ ngủ không ngon giấc, sụt cân, khi lật người hoặc bò thì đã bị nôn trớ.

Cách chăm sóc: bón thức ăn ít một, làm nhiều lần. Có thể cho thuốc giảm axít trong dạ dày theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa.

11- Tưa miệng: Trẻ sơ sinh có thể bị tưa vùng miệng từ khi mới sinh ra do nấm có tên Candidaalbicans. Hiện tượng có chấm trắng bên trong miệng, làm cho trẻ khó bú.

Cách chăm sóc: Bôi kem chống nấm dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Cha mẹ là những người gần gũi trẻ nhất nên sẽ là người đầu tiên thấy hiện tượng khác thường ở trẻ. Nếu thấy còn nghi ngại hãy xin ý kiến của bác sĩ nhi khoa để chữa trị kịp thời cho trẻ.

(Theo mẹ và bé)

Theo Bibi

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X