Hotline 24/7
08983-08983

Bé trai 10 tuổi treo cổ tự tử nghi do dùng thuốc chữa hiếu động

Bé Harry Hucknail ở Anh đã treo cổ tự sát sau một thời gian dài em phải dùng các loại thuốc chữa chứng hiếu động quá mức.

Anh Darren Hucknail, bố của Harry, đang khiếu nại về việc bác sĩ kê đơn cho con trai anh cùng lúc hai loại thuốc là Ritalin và Prozac. Anh cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến con trai mình tự tử.
 
Sự việc xảy ra vào một tối chủ nhật tháng 9/2010. Sau khi hôn mẹ, các anh em trai và chúc họ ngủ ngon, cậu bé về phòng, khóa cửa và treo cổ ở phía trên giường ngủ bằng thắt lưng. 
 
Xét nghiệm cho thấy cơ thể Harry có lượng thuốc nhiều hơn mức bình thường
 đối với một người trưởng thành bị bệnh này - Ảnh: Daily Mail
 
Harry bị chẩn đoán mắc chứng tăng động, giảm chú ý (ADHD), một rối loạn mà đứa trẻ tỏ ra hiếu động quá mức và có rất ít khả năng tập trung. Để điều trị, từ đầu năm 2010, bác sĩ tâm thần nhi Sumitra Srivastava đã cho cậu bé dùng 2 loại thuốc trên. Báo cáo điều tra sau khi Harry chết cho thấy, thi thể cậu bé có lượng thuốc cao hơn mức bình thường kê cho bệnh nhân lớn tuổi.

Ngoài việc khiếu nại về đơn thuốc, Darren Hucknail cũng lên án việc các bác sĩ bịa ra căn bệnh tăng động giảm chú ý. Anh cho rằng Harry là một em bé bình thường, rằng thời anh còn nhỏ cũng có nhiều cậu bé giống như vậy, nhưng hiếu động là chuyện thường tình ở trẻ con, rằng việc coi đó là bệnh để kê đơn thuốc chỉ giúp phụ huynh và giáo viên nhàn thân hơn trong việc quản lý trẻ.  

Thuốc Ritalin - Ảnh: Daily Mail

Quả thật, ngày càng có nhiều trẻ em bị chẩn đoán tăng động giảm chú ý. Riêng đầu năm nay đã có hơn 660.000 trẻ ở Anh được kê đơn, có những trẻ còn rất nhỏ. Thậm chí có cháu mới 15 tháng tuổi phải dùng thuốc, vốn được khuyến cáo cấm dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Gwynedd Lloyd, một nhà giáo dục học ở Đại học Edinburgh, cho biết chứng tăng động giảm chú ý hiện được chẩn đoán không qua thử máu hay xét nghiệm khác mà qua việc đánh dấu vào bảng liệt kê các hành vi. Theo ông, có lẽ đến một nửa trẻ con tuổi học đường sẽ "đạt tiêu chí" của bảng đánh giá này. Và các thuốc điều trị hiện chỉ làm giảm các triệu chứng để trẻ "ngoan" hơn chứ không giải quyết những nguyên nhân thực sự gây bệnh.

AloBacsi.vn
Theo Thanh Hồng - Khoa học & Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X