Hotline 24/7
08983-08983

Bé sơ sinh bị nôn, đi ngoài nhiều lần, phân vàng hơi lỏng, mẹ có nên đưa bé xét nghiệm ổ bụng?

Câu hỏi

Thưa BS, Con em mới 18 ngày tuổi, 9 ngày đầu không có dấu hiệu bị nôn vọt gì. Nhưng sau khi xuất viện, từ ngày thứ 10 trở đi, ngày nào bé cũng bị nôn 1-2 lần, không phải trớ một chút mà nôn hết ra, trong chất nôn có sữa đã bị vón lại nữa. Cháu vẫn đi tiểu và ị ngày 6-7 lần, phân màu vàng, hơi lỏng và có dịch nhầy, thi thoảng bé có bị ho và hắt xì khoảng 3-4 lần trong 1 ngày. Em vẫn chưa đưa bé đi khám. Giờ tâm lý em rất hoang mang, nhiều khi không muốn cho con bú, sợ con nôn hết thì con mệt, nhưng bé háu đói, đòi bú nhiều. Một ngày em cũng chia làm nhiều cữ bú, khoảng 8-10 lần bú, chỉ bú mẹ. Em cũng làm theo hướng dẫn đúng tư thế khi cho bú mẹ, và giúp bé ợ hơi, tuy nhiên thi thoảng bé mới ợ. BS cho em hỏi trường hợp con em có nên đi khám để xét nghiệm vấn đề về ổ bụng không ạ?

Trả lời

BS Châu Thị Kiều Oanh

BS Châu Thị Kiều Oanh

Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM

Bé sơ sinh bị nôn ói. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bé sơ sinh bị nôn ói. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nếu như ngày nào cũng vậy và em đã làm mọi cách mà bé vẫn có biểu hiện trên thì rất cần đưa bé đi khám, để BS tìm hiểu rõ nguyên nhân, sau đó mới có giải pháp giúp bé cải thiện.

Ngoài ra, khi bé ói em cần chú ý nghiên hẳn bé qua một bên để dịch ói thoát ra ngoài, tránh chạy vào đường thở gây hít sặc, viêm phổi,…

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nôn là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng, do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co thắt của các cơ thành bụng. Trớ là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng, hoặc có thể qua miệng ra ngoài số lượng ít, do sự co bóp đơn thuần của dạ dầy. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.

- Ngay khi trẻ nôn trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ
- Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài
- Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay những đồ vải có dính chất nôn cho trẻ.
- Khi trẻ đã hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm hoặc ORS ấm từng thìa nhỏ. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ
- Giúp trẻ ngủ, không dùng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sỹ
- Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo

Hướng dẫn chăm sóc trẻ nôn trớ

- Nếu nôn trớ do sai lầm về ăn uống và chăm sóc chưa đúng cách (nôn trớ cơ năng): điều chỉnh lại chế độ ăn uống và chế độ chăm sóc, theo dõi tiếp tại nhà
- Nếu trẻ nôn trớ bệnh lý: cần giải quyết nguyên nhân phải đưa đến cơ sở y tế.

Chăm sóc trẻ nôn trớ do sai lầm về ăn uống và chăm sóc (nôn trớ cơ năng)

- Hướng dẫn bà mẹ tư thế bú đúng, cách ngậm bắt vú đúng
- Cho trẻ bú từ từ, đủ cữ, không ép trẻ ăn quá no
- Nếu trẻ ăn hỗn hợp hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ bú bình, cách pha sữa
- Khi trẻ đã ăn no, hướng dẫn cách bế, cách vỗ ợ hơi, cách đặt trẻ. Không bế xốc trẻ, đùa với trẻ khi trẻ vừa ăn no.
- Hướng dẫn bà mẹ cách massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dầy hạn chế nôn trớ. Và cách massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ
- Sau khi đã điều chỉnh mà nôn trớ không cải thiện và còn kèm theo các dấu hiệu bất thường: sốt, quấy khóc liên tục, lơ mơ, co giật, nôn liên tục, chất nôn bất thường có máu hay dịch mật (xanh, vàng)… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X