Hotline 24/7
08983-08983

Bé ho rất nhiều, có nên cho con uống mật ong ngâm tỏi?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu nhà em được gần 5 tháng, bị sổ mũi nhiều và ho đàm, có đi khám BS thì nói cháu không viêm họng, và cho cháu uống Pectol và vitamin C, nhưng về cháu vẫn không bớt. Em thường xuyên rửa mũi cho cháu bằng nước muối sinh lý, nhưng cháu vẫn ho rất nhiều. BS cho em hỏi bé có uống mật ong ngâm tỏi được không ạ? Làm sao cho bé hết ho được ạ?

Trả lời
Mật ong ngâm tỏi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mật ong ngâm tỏi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trẻ nhỏ sổ mũi cũng gây ho do nghẹt hay nước mũi chảy xuống mũi làm ho. Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi đừng dùng mật ong vì có thể làm bé sặc. Nhỏ mũi thì được, Pectol không hết thì qua Astex vì cũng là thảo dược.

Ho thường chậm hết, khi bớt chậm nên tái khám và quan trọng là theo dõi bé có thở nhanh, khó thở không.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ho là triệu chứng thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho được coi là một cơ chế bảo vệ quan trọng cho đường hô hấp dựa trên quan điểm sinh lý bệnh học.

Khi trẻ ho giúp cơ thể trẻ thực hiện 2 chức năng quan trọng là đẩy dị vật hoặc thức ăn ra ngoài nếu không may rơi vào đường hô hấp; loại bỏ các chất xuất tiết từ đường hô hấp.

Ho thường gặp trong nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc dưới, ngoài ra ho cũng gặp trong các bệnh không phải nhiễm trùng như hen phế quản hoặc do tiếp xúc với các loại khói, bụi như khói thuốc lá, thuốc lào, bếp than, bếp củi…

Ho làm sạch đờm từ phế quản phổi do đó trong trường hợp trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp dưới, ho làm cho bệnh mau khỏi hơn vì vậy không nên dùng thuốc giảm ho cho các trẻ này.

Theo dõi về lâm sàng cho thấy rằng ho về đêm do nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em thì chỉ làm phiền bà mẹ và những người xung quanh nhiều hơn là đối với chính bản thân đứa trẻ.

Đôi khi ho cũng có thể gây nôn thứ phát, tuy vậy, rất hiếm khi làm trẻ kiệt sức hoặc không thể ngủ được vì ho.

Hầu hết các trẻ nhiễm khuẩn hô hấp trên do virus hay ho và cảm lạnh không cần dùng thuốc, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc 1 – 2 tuần.

Điều trị hỗ trợ là cần thiết giúp trẻ mau khỏi bệnh. Các biện pháp đó là:

- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn đủ dinh dưỡng

- Cho uống đủ nước

- Giữ ấm cho trẻ nhưng không được để trẻ qua nóng

- Cho trẻ uống paracetamol để điều trị sốt hoặc làm giảm đau họng theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Nhỏ mũi bằng dung dịch natricloride 0,9% sau đó làm sạch mũi bằng tăm bông hoặc giấy thấm quấn sâu kèn.

Cũng có thể dùng một số thuốc chế từ nước biển sâu để xịt vào mũi làm sạch mũi cho trẻ. Đối với các trẻ lớn hơn thì dạy trẻ xì mũi và lau sạch mũi.

- Đưa trẻ đến khám lại nếu thấy có 1 trong các dấu hiệu của viêm phổi như: Khó thở hơn, thở nhanh hơn, bú kém hơn, không uống được, thấy trẻ ốm nặng hơn…


BS Trương Hữu Khanh
Trưởng khoa nhiễm - thần kinh - BV Nhi đồng 1
Trích từ "Hỏi bác sĩ nhi đồng"


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X