Hotline 24/7
08983-08983

Bé gái bị mẹ tưới xăng đốt muốn được về với mẹ

Mẹ đốt con nhưng mẹ vẫn là mẹ của con. Con tha thứ và muốn được về ở với mẹ', Nguyễn Thị Kim Linh thì thào với các bác sĩ.

Gần 3 tuần sau khi bị mẹ nổi giận tưới xăng đốt vì bán không hết vé số, vết bỏng trên người bé Nguyễn Thị Kim Linh (12 tuổi) ở Bình Thuận vẫn còn đe dọa nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên tổng trạng và tâm lý của Linh đã khá hơn.

linh-1-2698-1441771484.jpg

Bé Linh vẫn còn được có nguy cơ bị nhiễm trùng do vết thương vẫn còn hở. Ảnh: Thiên Chương

BS Phan Văn Bảo, quyền trưởng khoa Bỏng - Chỉnh hình, BV Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết, tình trạng sốt đã giảm tần suất, bé ít kêu đau nhức. Bàn tay bỏng các ngón vẫn phải được theo dõi và phải cắt lọc nhiều lần mới may ra tránh được co rút.

"Vết bỏng còn trơ nên khả năng nhiễm trùng còn rất cao. Việc chăm sóc, thay băng và thăm nom chặt chẽ để chống nhiễm trùng. Bệnh nhân ăn uống tốt hơn và điều đáng mừng nhất là tâm lý của bé tiến triển tốt", ông Bảo nói.

Theo BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang, khoa Tâm lý, có hai diễn biến tâm lý rõ rệt. Nếu sau cắt lọc lần đầu cách đây một tuần, bé la lối, không cho tiếp cận, bác sĩ đành đứng để nhìn thì nay bệnh nhân đã ngoan ngoãn. Trước đây bé phản ứng không muốn gặp mẹ, không muốn nhắc về mẹ và kể lại câu chuyện bị mẹ tẩm xăng đốt với thái độ giận dữ. Nhưng đến nay, tâm lý của em cải thiện nhanh chóng.

"Bé tha thứ cho mẹ vì cho rằng vì đó là mẹ của mình. Linh còn tha thiết muốn mau khỏe để được đi học và muốn được học nghề cắt tóc. Bé muốn được sống với mẹ", bác sĩ Trang nói.

ThS.BS Phạm Minh Triết, trưởng khoa Tâm Lý, BV Nhi Đồng 1 cho biết khoa đã có kinh nghiệm trong việc can thiệp hướng đến việc giúp các bé có thể vượt qua khủng hoảng tâm lý. Bệnh viện từng có tình trạng tương tự, bé 5 tuổi bị bố đốt nhà chạy ra không kịp khiến cháu bị đoạn chân. Bé Linh may mắn hơn nhưng việc đối diện tương lai là rất quan trọng.

"Sau khi xuất viện, các bác sĩ lo nhất là bé có bị mẹ bạo hành nữa không. Vấn đề này phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội. Điều cần làm là phải tháo gỡ khó khăn từ phía người mẹ (hoàn cảnh, tính cách, bệnh tâm thần), cần can thiệp và giúp mẹ", các bác sĩ nói.

Chưa thể xác định hậu quả liên quan đến phát triển tâm lý, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy sau sự cố lớn, có một số trẻ rối loạn lo âu, trầm cảm, gợi nhớ ký ức, dễ trở thành người bạo lực với người khác. Ở trường hợp này, sự chăm sóc tâm lý sớm từ bệnh viện hy vọng sẽ giúp bé vượt qua.

Chiều ngày 24/8. bé Linh đi bán vé số về nhưng lại giao tiền cho chủ đại lý thiếu khoảng 300 nghìn đồng do bán không hết vé. Tức giận, người mẹ bảo em gái của Linh (10 tuổi) đi mua một lít xăng về, tưới lên người Linh rồi châm lửa đốt. Sau khi ra tay đốt con, bà Nguyễn Thị Kim Vy bị công an giám sát, người phụ nữ tỏ ra hối hận và cho biết chỉ tính hù dọa.

Chồng bà này qua đời do tai nạn giao thông vài tháng trước để lại cho bà Vy ba đứa con, trong đó Linh 12 tuổi mỗi ngày phải đi bán vé số, anh trai của Linh 14 tuổi đi chăn bò, cô em gái 10 tuổi đang đi học.

Theo Thiên Chương - Ngoisao.net

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X