Hotline 24/7
08983-08983

Bé đánh răng hàng ngày mà vẫn bị sâu răng: Nguyên nhân nào?

Sâu răng ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, ăn uống, nói năng và học tập. Nghiên cứu cho thấy, sâu răng có liên quan đến bệnh đái tháo đường, bệnh tim, mất trí nhớ, đột quỵ và viêm phổi. Bạn có thắc mắc tại sao bé đánh răng hàng ngày mà vẫn bị sâu răng.

Tầm quan trọng của răng sữa

Nhiều người cho rằng răng sữa rồi sẽ rụng nên không cần phải mất công chăm sóc. Tuy nhiên, răng sữa rất quan trọng với sự phát triển của bé. Chúng giúp ích cho lời nói, khả năng ăn uống và khuôn mặt của trẻ. Ngoài ra, răng sữa cũng thiết lập không gian cho răng vĩnh viễn trong miệng. Chúng cho phép răng vĩnh viễn mọc lên và phát triển bình thường. Nếu trẻ bị mất răng sữa sớm, những chiếc răng vĩnh viễn có thể bị mọc lệch và bạn sẽ phải chi khá nhiều tiền để chỉnh nha cho bé.

Sâu răng sữa ở trẻ

Nhiều người thắc mắc, dù đã đánh răng và chăm sóc răng cho trẻ rất kỹ nhưng bé vẫn bị sâu răng. Bạn có biết vi trùng gây sâu răng lây lan từ miệng của bạn sang miệng của bé khi dùng chung thìa, bát không?

Sâu răng sữa sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của răng vĩnh viễn

Sâu răng là một căn bệnh trong đó acid được tạo ra bởi vi khuẩn trong miệng làm hỏng men răng. Những vi khuẩn cư trú trong mảng bám răng. Acid làm cho men răng và ngà răng bên dưới bị mềm, dẫn đến tổn thương và xuất hiện 1 lỗ sâu trong răng.

Sâu răng nếu không được điều trị, không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Nếu vẫn thắc mắc tại sao bé đánh răng hàng ngày mà vẫn bị sâu răng, bạn có thể tìm hiểu những nguyên nhân dưới đây:

1. Thức ăn

Không phải bánh kẹo là nguyên nhân duy nhất gây sâu răng. Thực tế, mọi thứ trẻ ăn đều có thể dẫn đến sâu răng. Những đứa trẻ ăn vặt thường xuyên có khả năng bị sâu răng cao hơn so với những đứa trẻ ít hoặc không ăn vặt.

2. Đồ uống

Nước trái cây, nước ngọt, thậm chí cả sữa đều có thể dẫn đến sâu răng. Do đó, nếu trẻ uống những loại đồ uống này thường xuyên, răng của bé sẽ dễ bị sâu hơn. Vi khuẩn sản sinh acid sẽ lắng xuống trong các rãnh và hố răng, dẫn đến sâu răng.

3. Vấn đề sức khỏe

Một số vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Ví dụ, nếu bị dị ứng mạn tính, trẻ có thể thường xuyên thở bằng miệng, làm giảm lượng nước bọt. Khi lượng nước bọt giảm, nó làm làm tăng khả năng sâu răng. Ngoài ra, thuốc hít điều trị bệnh hen suyễn cũng có thể gây sâu răng.

Theo Vân Anh - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X