Hotline 24/7
08983-08983

Bầu 5 tháng vẫn không tăng cân, thai nhi có phát triển bình thường?

Tăng cân trong thai kỳ là một quá trình tự nhiên và quan trọng. Đối với hầu hết phụ nữ mang thai thì điều tăng cân gần như là một sự hiển nhiên không ít thì nhiều. Tuy nhiên, có mẹ bầu 5 tháng nhưng cân nặng không tăng khiến mẹ lo lắng.

Trên thực tế có một số mẹ bầu có thể gặp khó khăn trong việc tăng cân khi mang bầu, và gần như không tăng cân ở tại một thời điểm nào đó. Nguyên nhân thì có rất nhiều, nó có thể là do ốm nghén cực độ, sự trao đổi chất cao hoặc do khuynh hướng không dễ dàng tăng cân.

Thời kỳ bầu 5 tháng không tăng cân thì vẫn chưa phải là vấn đề nghiêm trọng, chủ yếu là mẹ có ăn đủ chất và thai nhi có đang phát triển tốt hay không mà thôi.

Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân trong suốt quá trình mang thai?

Đối với hầu hết phụ nữ, mức tăng cân dự kiến là khoản 10 kg – 15 kg. Đây là dành cho phụ nữ có kích thước trung bình hoặc khỏe mạnh với BMI trong khoảng từ 18,5 đến 24,9.

Đối với phụ nữ thừa cân, với BMI từ 25 đến 29,9, số cân nặng khuyến cáo nên tăng là khoản 6 kg – 11 kg. Đối với phụ nữ béo phì theo chỉ định của BMI từ 30 trở lên, tăng cân từ 4kg đến 9kg là tốt nhất.

Đối với những phụ nữ thiếu cân bắt đầu mang thai có BMI từ 18,5 trở xuống, mục tiêu là tăng 12kg – 18 kg.

BMI = cân nặng : (chiều cao x 2)

Mẹ bầu 5 tháng vẫn chưa tăng cân

Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu mẹ cần tăng thêm  0,5 kg đến 1kg mỗi tháng, kết thúc 3 tháng giữa, chỉ số cân nặng của mẹ sẽ “leo” lên mức 5-6kg và vào 3 tháng cuối thai kỳ, nó sẽ dừng lại trong khoảng 9-12kg.

Thế những, trên thực tế, đa số chị em sẽ tăng cân nhanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ nhiều hơn là chia đều cân nặng cho mỗi tháng, và bầu 5 tháng có thể đứng cân.

Tuy nhiên, đừng vì thế mà chủ quan, mẹ vẫn cân ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất và chăm khám thai thường xuyên để đảm bảo em bé vẫn phát triển khỏe mạnh, nhiều trường hợp mẹ bầu không tăng cân là dấu hiệu của việc thai nhi gặp phải rối loạn về sự phát triển hoặc ngừng phát triển.

Phân bổ số cân nặng
Em bé: khoản 3kg
Nhau thai: từ 0,5kg – 1kg
Tử cung: khoản 1kg
Nước ối: khoản 1kg
Mô vú: khoản 1kg
Lượng máu tăng : khoản 2kg
Chất lỏng: khoản 2kg
Mỡ: khoản 2kg

Khi nào mẹ bầu nên lo ngại về chỉ số cân nặng của mình?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:

– Mẹ tăng nhiều hơn 1.4kg trong một tuần bất kỳ trong 3 tháng giữa thai kì

– Mẹ tăng nhiều hơn 1kg trong một tuần bất kỳ trong 3 tháng cuối của thai kỳ

– Nếu mẹ không tăng cân trong hơn hai tuần liên tiếp trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đặc biệt nếu điều này không liên quan đến việc ăn hoặc uống quá nhiều natri.

Nguyên nhân tăng cân không đầy đủ

Một số phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và ốm nghén, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên, mẹ bầu không chỉ không tăng cân, mà thực tế có thể giảm vài cân. Bác sĩ sẽ theo dõi mô hình cơ địa này, nhưng có thể sẽ khuyên bạn không nên quá lo lắng vì nhiều phụ nữ có cơ địa khác biệt của riêng mình để tăng cân và có thể mẹ bầu sẽ không tăng cân nào nào khi bắt đầu mang thai, nhưng trong ba tháng tiếp theo có lẽ số cân sẽ tăng nhanh chóng cho đến lúc sanh.

Hyperemesis gravidarum là ốm nghén cực độ. Ít hơn 1 phần trăm phụ nữ mang thai sẽ có tình trạng này nhưng trường hợp nghiêm trọng có thể khiến phụ nữ giảm tới 10 đến 20 phần trăm trọng lượng cơ thể dẫn đến mất cân bằng điện giải.

Một số phụ nữ có sự trao đổi chất cao và không có nhiều cân nặng để bắt đầu sẽ không tăng cân đầy đủ. Có lẽ nên giảm các vận động xuống một mức thấp hơn có lẽ là tốt nhất.

Nhiều phụ nữ khác chỉ đơn giản là không nạp đủ calo. Ví dụ, trong khi soda có lượng calo cao sẽ tăng lượng calo hàng ngày, thì dinh dưỡng được lại là con số không. Một lựa chọn tốt hơn sẽ là nước trái cây hoặc một khẩu phần sữa chua với trái cây tươi và một ly sữa. Nếu một người phụ nữ không ăn đủ để hỗ trợ tăng cân khi mang bầu 5 tháng, một giải pháp sẽ là tìm kiếm lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng.

Các lựa chọn khác bao gồm đảm bảo bạn ăn chậm lại trong bữa ăn và ăn đủ thường xuyên. Nếu mẹ bầu đang gặp khó khăn với ốm nghén, những bữa ăn nhỏ thường xuyên sẽ giảm xuống tốt hơn những bữa ăn lớn và nhiều cùng một thời điểm. Hãy chắc chắn rằng không bỏ bữa sáng, và cũng chọn cho những bữa ăn nhẹ lành mạnh vào đêm khuya. Tăng lượng calo với mầm lúa mì, sữa khô, bơ đậu phộng hoặc phô mai.

Nên theo dõi tiến trình tăng cân theo hằng tháng của mình. Điều này sẽ giúp mẹ bầu theo dõi, điều chỉnh chế độ ăn uống và chương trình tập thể dục, và cho biết nếu mẹ bầu không tăng cân đủ, hoặc nếu đang tăng cân quá nhiều. Tìm hiểu bạn nên tăng bao nhiêu mỗi tuần khi mang thai dựa trên chỉ số khối cơ thể, số lượng calo bạn nên ăn và theo dõi lượng calo, cân nặng và tập thể dục.

Tham khảo – Webmd – Babycorner

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X