Hotline 24/7
08983-08983

Bảo vệ thận khi đái tháo đường

Với bệnh nhân đái tháo đường, chăm sóc thận là điều quan trọng vì thận đảm đương công việc rất quan trọng là lọc máu và đưa các chất thải ra ngoài.

Bệnh thận do đái tháo đường thường xuất hiện sau 5 năm đối với típ 1 và có thể ngay khi mới phát hiện đái tháo đường típ 2 nếu như không kiểm soát tốt bệnh.

Suy thận giai đoạn cuối xảy ra sau đó khoảng 4-18 năm, khi đó phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận, làm giảm chất lượng cuộc sống và rất tốn kém. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa hoặc trì hoãn thời gian xảy ra suy thận giai đoạn cuối bằng cách kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và mỡ trong máu.

Bệnh thận do đái thường đường là gì?

Đái tháo đường có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận. Loại tổn thương thận này được gọi là bệnh thận do đái tháo đường vù đường huyết cao lâu ngày gây ra. Khi thận bị tổn thương sẽ suy giảm khả năng lọc máu làm các chất cặn bã bị giữ lại trong cơ thể thay vì được bài tiết ra ngoài. Những chất dinh dưỡng quan trọng như đạm thay vì ở lại trong cơ thể lại bị thải ra ngoài. Chất cặn bã ngày càng tích tụ trong máu gây độc cho cơ thể và nếu tổn thương tiếp diễn lâu dài sẽ đưa đến suy thận hoàn toàn.

Bệnh thận do đái tháo đường trải qua những giai đoạn nào?

Các giai đoạn liên quan đến mức độ tổn thương thận tăng dần và cuối cùng là suy thận giai đoạn cuối:

1. Giai đoạn chức năng thận còn bình thường: albumin niệu và creatinine huyết thanh trong giới hạn bình thường.

2. Giai đoạn bệnh thận mới chớm xuất hiện lượng nhỏ đạm niệu (microalbumin)

3. Giai đoạn bệnh thận rõ ràng: xuất hiện đạm niệu thường xuyên hơn (albumin niệu trên 20mg/L hoặc 30 - 300 mg/24 giờ)

4. Giai đoạn suy giảm chức năng thận: xuất hiện đạm niệu lượng lớn (trên 300mg/ 24 giờ), tăng creatinin huyết thanh và tăng huyết áp.

5. Bệnh thận giai đoạn cuối là khi thận hầu như không còn khả năng bài tiết nữa, đến lúc này cần chạy thận hoặc ghép thận.

Ở giai đoạn đầu, bạn có thể ngăn chặn được bệnh và ở những giai đoạn sau, bạn có thể cản trở diễn tiến bệnh thận giai đoạn cuối.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đánh giá dựa vào đâu?

- Bạn có thể xét nghiệm đạm niệu bằng que thử tại nhà hoặc tại phòng xét nghiệm.

- Khi vi đạm niệu dương tính, cần lặp lại xét nghiệm 1 lần trong vòng 6 tuần để xác định chắc chắn.

- Khi có đạm niệu dường tính cần định lượng creatinin huyết thanh.

Bao nhiêu lâu xét nghiệm 1 lần?

- Đái tháo đường típ 2: Cần xét nghiệm khi chẩn đoán bệnh, và sau đó mỗi năm 1 lần

- Đái tháo đường típ 1: Đánh giá ban đầu 5 năm sau chẩn đoán đái tháo đường, và sau đó 1 năm 1 lần.

- Bệnh nhân có vi đạm niệu: Cần làm xét nghiệm 6 tháng 1 lần.

Cách phòng ngừa ra sao?

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

- Giữ cho đường huyết của bạn càng gần mức bình thường càng tốt

- Kiểm soát tốt huyết áp dưới 130/80mmHg bằng giảm nên nếm muối mắm, dùng thuốc hạ huyết áp, và tập thể dục vừa sức, đều đặn.

- Ổn định tốt lượng mỡ trong máu bằng chế độ ăn ít chất béo bão hòa.

Làm thế nào để tránh suy thận nặng thêm?

- Tổn thương thận có thể phát hiện sớm bằng xét nghiệm đạm niệu sẽ giúp bạn cùng với thầy thuốc điều trị để trì hoãn mức độ tiến triển đến suy thận thật sự hoặc suy thận giai đoạn cuối.

- 3 điều chủ yếu sau đây sẽ giúp bạn:

1. Chế độ ăn:

+ Ăn ít mỡ động vật (trừ mỡ cá) thay bằng dầu thực vật, uống sữa gầy thay sữa béo… để tránh tăng cho lesterol máu cao, là nguy cơ của xơ vữa động mạch.

+ Không ăn mặn. Nêm nếm lạt và tránh các món mặn như các loại mắm, thức ăn chế biễn sẵn như mì tôm, giò chả… để tránh cao huyết áp.

+ Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, các loại đậu đỗ, và bớt ăn các thực phẩm giàu cholsterol như mỡ động vật, đồ lòng, da… nhằm làm giảm cholesterol máu và tổn thương mạch máu ở thận.

+ Ăn chất đạm vừa đủ khoảng 0.8 - 1g cho mỗi kg cân nặng trong 1 ngày. Lượng đạm không nên quá cao thúc đẩy tổn thương thận và cũng không quá thấp ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể tham khảo lượng đạm trong các thực phẩm sau: 100g thịt bò có 20g đạm, 100g đậu đỗ có 20-35g  đạm, 100g gạo có 8g đạm, 1 ly nữa 200ml có khoảng 7g đạm, 100g rau có 2-6g đạm…

+ Uống đủ nước từ 6-8 ly mỗi ngày

2. Vận động:

+ Vận động nhẹ nhàng và thực hiện đều đặn. Chủ yếu tập những động tác ở phần thân trên.

+ Tránh các động tác chạy, nhảy quá mạnh như nhảy dây, chạy bộ.

3. Điều trị cao huyết áp bằng thuốc ức chế men chuyển giúp ổn định huyết áp, giảm lượng albumin trong nước tiểu, bảo vệ thận, bảo vệ tim. Do đó, thuốc được dùng khi có đạm trong nước tiểu ngay cả khi huyết áp bình thường.

Theo Trung tâm dinh dưỡng TPHCM

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X