Hotline 24/7
08983-08983

Bạn thuộc týp người “họa mi sáng sớm” hay “cú mèo ban đêm”?

Trên trang cá nhân của mình, TS.DS Huỳnh Hiền Trung - nguyên trưởng khoa Dược, Bệnh viện Nhân dân 115 chia sẻ một bài viết về đồng hồ sinh học, mời bạn đọc AloBacsi cùng tham khảo.

Vụ này tôi được biết qua sếp cũ tại Bệnh viện Nhân dân 115, xin chia sẻ lại.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đồng hồ sinh học có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần, nhưng trước đây chúng ta đã không nhận ra.

Dù có thói quen dậy sớm hay thức khuya, tất cả chúng ta đều bị đồng hồ sinh học chi phối. Hiểu đơn giản, đồng hồ sinh học điều chỉnh nhịp sinh học trong hầu hết các tế bào của cơ thể. Chúng điều khiển cơ thể khi chúng ta tỉnh táo hay thậm chí cả khi mệt mỏi trong suốt 24 tiếng đồng hồ.

Kiểu chronotype (tức thời điểm cơ thể đạt đỉnh cao về thể chất lẫn tinh thần) của bạn là một nhân tố quan trọng quyết định đến việc đồng hồ sinh học sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các hành vi, hoạt động hằng ngày của bạn.

Những người thuộc kiểu "họa mi sáng sớm" luôn có xu hướng dậy sớm và năng động nhất vào buổi sáng, nhưng lại cảm thấy mệt mỏi vào cuối buổi chiều hay đầu giờ tối. Mặt khác, những người thuộc kiểu "cú mèo thức đêm" lại thường tỏ ra mệt mỏi trong cả buổi sáng, nhưng vô cùng tỉnh táo vào buổi tối.

Do đồng hồ sinh học khác nhau, thời gian đạt hiệu suất cao nhất khác nhau tương đối lớn giữa "họa mi" (người dậy sớm) và "cú mèo" (người thức khuya) - Ảnh: AloBacsi tổng hợp

Những khác biệt như vậy cũng có thể nhìn thấy trong nhịp sinh học, hành vi và nhịp di truyền xảy ra trong vòng 24 tiếng. Ví dụ, chronotype quyết định thời gian melatonin được giải phóng. Đối với những người dậy sớm, melatonin sản sinh trong khoảng thời gian 6 giờ tối, khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi lúc 9 hoặc 10 giờ tối.
Đối với những người thức khuya, melatonin có thể tăng cao lúc 10 hoặc 11 giờ tối hay thậm chí là muộn hơn, đồng nghĩa với việc nhiều người không cảm thấy mệt mỏi cho đến tận 2 hay 3 giờ sáng.

Thời gian đạt hiệu suất cao nhất khác nhau tương đối lớn giữa "họa mi" và "cú mèo".

Những người dậy sớm (họa mi) thực hiện nhiệm vụ tốt nhất vào đầu ngày (8 giờ sáng trong các nhiệm vụ nhận thức và 2 giờ chiều trong các nhiệm vụ vật lý), tốt hơn 7-8% so với cú đêm vào hai thời điểm này.

Ngược lại, cú đêm hoạt động tốt nhất lúc 8 giờ tối trong cả hai nhiệm vụ nhận thức và vật lý.

Hiệu quả tốt nhất cũng liên quan đến số giờ bạn cần sau khi thức dậy để có thể làm việc hiệu quả nhất. Nếu dậy sớm, thời gian lý tưởng để có hiệu quả làm việc cao nhất là ngay sau khi thức dậy, đối với những nhiệm vụ liên quan đến nhận thức. Còn những việc liên quan đến thể chất, bạn nên thực hiện sau khi thức dậy 7 giờ đồng hồ.

Cú đêm làm việc hiệu quả nhất tất cả các nhiệm vụ vào khoảng thời gian 12 tiếng sau khi ngủ dậy.

Vậy bạn thuộc “họa mi sáng sớm” hay “cú mèo ban đêm”?

Nhận ra điều này rất có ích cho bạn, đặc biệt là con của bạn. Hãy tuân theo nhịp sinh học để có cuộc sống tốt hơn.

Nguồn: FB Trung Huynhh
Lược lại theo The Epoch Times / Trí Thức Trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X