Hotline 24/7
08983-08983

Bạn đã biết vì sao mình bị hôi miệng chưa?

Các chuyên gia thường khuyến cáo bạn nên đánh răng đủ 2 lần/ngày và vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn để bảo vệ răng miệng của mình. Tuy nhiên, vẫn có một số thói quen mà bạn thường hay mắc phải mỗi ngày lại có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở hôi, khô miệng, từ đó khiến bạn ngại giao tiếp với người đối diện.

Dưới đây là một số thói quen gây hôi miệng mà bạn cần sửa ngay từ bây giờ để khắc phục vấn đề này!

Uống quá nhiều cà phê

Mặc dù uống cà phê giúp kích thích năng lượng và cải thiện sự tập trung trong ngày, tuy nhiên, trong cà phê lại chứa một hàm lượng caffeine cao, có thể làm chậm quá trình sản xuất nước bọt và làm miệng nhanh khô hơn. Lúc này, thay vì uống cà phê, bạn nên kết hợp uống thêm trà xanh vì trong loại đồ uống này có chứa các chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.

Dù vậy, bạn cũng đừng nên lạm dụng trà xanh quá mức mỗi ngày vì nó cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt cho răng miệng về lâu dài.


Hút thuốc thường xuyên

Thói quen hút thuốc có thể làm giảm quá trình sản xuất nước bọt và gây ra tình trạng khô miệng. Đặc biệt, trong thuốc lá còn chứa nhiều chất độc hại sẽ làm ảnh hưởng tới gan, phổi của bạn. Chính vì vậy, bạn cần sửa ngay thói quen này để khắc phục tình trạng hôi miệng hiệu quả.
5 thói quen gây hôi miệng mà nhiều người thường xuyên mắc phải, đặc biệt là cái số 3 - Ảnh 2.

Uống ít nước

Đây dường như là một thói quen thường gặp phải ở rất nhiều người, tuy nhiên, mỗi ngày, cơ thể của chúng ta lại cần từ 2 - 2,5 lít nước. Nếu bạn không uống đủ lượng nước này, khoang miệng sẽ hạn chế tiết nước bọt, từ đó khiến vi khuẩn gây mùi có cơ hội hoành hành. Do đó, hãy chú ý sửa ngay thói quen này từ bây giờ bạn nhé!




Không vệ sinh lưỡi mỗi ngày

Sau khi đánh răng, nhiều người thường bỏ qua bước vệ sinh lưỡi mà không biết rằng, vi khuẩn cũng có thể tích tụ nhiều ở xung quanh lưỡi, đặc biệt là giữa vị giác và cấu trúc lưỡi. Khi làm sạch lưỡi, bạn phải dùng bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi để lấy hết chất bẩn từ trong ra ngoài, sau đó mới súc miệng lại bằng nước. Nếu thực hiện việc làm này thường xuyên, tình trạng hội miệng của bạn sẽ được cải thiện triệt để.

Không thay bàn chải đánh răng định kỳ

Ít ai để ý rằng, cứ sau khoảng 3 tháng thì nên thay bàn chải đánh răng định kỳ một lần. Bởi những chiếc bàn chải cũ sau vài tháng sử dụng có thể chứa tới hàng triệu vi khuẩn gây hại. Vậy nên, bạn cần chủ động thay bàn chải mới định kỳ 3 tháng/lần để bảo vệ răng miệng của mình tốt hơn.

Theo Helino

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X