Hotline 24/7
08983-08983

Bàn chân sưng tấy dù đã uống kháng sinh sau ngã xe, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Em bị ngã xe máy, trầy xước mu bàn chân phải 1 tuần nay. Em đã uống thuốc kháng sinh mua ở hiệu thuốc mà đến giờ mu bàn chân vẫn sưng tấy, khớp cổ chân vẫn cử động được. Trường hợp như vậy là bị làm sao ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Sưng bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sưng bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Chấn thương do ngã xe máy có thể gây ra nhiều loại tổn thương đối với bàn chân, từ những tổn thương nặng như gãy xương, đứt gân cơ, dây chằng, thần kinh, mạch máu, uốn ván… hay nhẹ hơn như vết thương ngoài da. Nhưng nếu không chăm sóc tốt, tổn thương có thể nặng nề hơn, vết thương hở có thể chảy máu nhiều gây ổ tụ máu, có nguy cơ nhiễm trùng, viêm mô tế bào, hình thành ổ áp xe…

Do đó, bạn nên tới bác sĩ để thăm khám trực tiếp và đánh giá tổn thương sưng bàn chân, từ đó có hướng xử trí kịp thời. Dù bạn đã dùng kháng sinh mua ở hiệu thuốc nhưng thuốc này chưa chắc điều trị đúng tác nhân gây bệnh nên nhiễm trùng vẫn có thể nặng hơn bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân hay còn được gọi là phù ngoại biên, chỉ sự tụ dịch trong các bộ phận của cơ thể. Sự tụ dịch này thường không gây đau đớn, trừ khi do chấn thương.

Nếu sự sưng tấy có liên quan đến một thói quen, lối sống hay một chấn thương nhỏ, bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị tại nhà. Nếu sự sưng tấy là kết quả của một tình trạng sức khỏe cơ bản, bác sĩ sẽ cố gắng để điều trị theo điều kiện cụ thể. Sự sưng tấy có thể giảm đi sau khi sử dụng thuốc kê toa, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ và thường được sử dụng chỉ khi các biện pháp khắc phục không hiệu quả.

Các lối sống và biện pháp khắc phục sau có thể giúp bạn đối phó với bàn chân bị sưng hoặc mắt cá chân:

- Nâng chân lên cao bất cứ khi nào bạn đang nằm. Chân cần được đặt ở vị trí cao hơn tim. Bạn có thể muốn đặt một cái gối dưới chân để thoải mái hơn;
- Vận động và tập trung vào giãn cơ và di chuyển chân;
- Giảm lượng muối ăn, điều này có thể làm giảm lượng chất lỏng có nguy cơ tích tụ ở chân;
- Tránh mặc quần nịt tất, các loại quần áo bó bắp đùi;
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;
- Mang vớ hỗ trợ hoặc vớ nén;
- Đứng lên hoặc di chuyển xung quanh ít nhất một lần mỗi giờ, đặc biệt là nếu bạn đang ngồi hoặc đứng yên trong thời gian dài.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X