Hotline 24/7
08983-08983

Bạn biết gì về hội chứng suy hô hấp Trung Đông?

Cho tới nay, trên thế giới đã có 262 trường hợp nhiễm MERS tại 12 quốc gia và đang có xu hướng lan rộng.

MERS-CoV, hội chứng suy giảm hô hấp cấp, Trung Đông, MERS, SARS, virus, lây lan, lây truyền, châu Á

Virus MERS được phát hiện lần đầu tiên vào mùa xuân năm 2012.

Virus gây hội chứng suy hô hấp cấp vùng Trung Đông (viết tắt là MERS-CoV) được phát hiện tại Ả Rập Saudi vào đầu năm 2012. Theo CNN, cho tới nay, trên thế giới đã có 262 trường hợp nhiễm MERS tại 12 quốc gia và đang có xu hướng lan rộng.

Ngày 13/4, một người đàn ông Malaysia nhiễm loại virus này đã qua đời sau khi trở về từ Ả Rập Saudi. Ngày 26/4, Ai Cập cũng công bố trường hợp đầu tiên nhiễm MERS. Và mới đây nhất, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Mỹ cũng đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm loại virus này. Những nước khác cho đến nay đã xác nhận có ca nhiễm bệnh là Pháp, Italy, Jordan, Kuwait, Oman, Tunisi, Anh…

Dưới đây là 5 điều cần biết về hội chứng nguy này:

1. Nó là một loại coronavirus

MERS là bệnh gần giống với hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) do một chủng virus coronavirus gây nên. Tuy nhiên, không giống như SARS, căn bệnh đã lây nhiễm cho hơn 8.000 người trên toàn thế giới và khiến 773 người tử vong vào năm 2003, MERS ít lây nhiễm hơn giữa người với người – ít nhất nhất là chưa.

Theo CDC, loại virus này hoạt động giống như virus cảm cúm và tấn công vào hệ hô hấp. Triệu chứng của nó có thể là sốt và ho, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới viêm phổi và suy thận. Các triệu chứng như thuộc về hệ tiêu hóa như tiêu chảy cũng được phát hiện ở những người nhiễm loại virus này, theo WHO.

Độ tuổi trung bình của những người nhiễm MERS là 51, tuy vậy, độ tuổi của các nạn nhân của loại virus này dao động từ 2 cho tới 94 tuổi.

2. Vẫn chưa biết MERS lây lan thế nào

Tất cả những trường hợp nhiễm MERS tại 6 quốc gia thuộc khu vực bán đảo Ả Rập là do lây truyền giới hạn từ người sang người, bao gồm cả các nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân.

Mặc dù lây truyền hạn chế, tuy nhiên, các quan chức y tế tỏ ra lo lắng vì MERS do độc tính của loại virus này. Có tới 1/3 số trường hợp nhiễm MERS đã bị tử vong, tiến sĩ Anne Schuchat, thuộc CDC cho hay.

“Virus này không cho thấy sự lây lan một cách liên tục trong cộng đồng”, thông tin chính thức trên website của CDC viết. Cả WHO lẫn CDC không đưa ra bất cứ cảnh báo dành cho những người đi du lịch liên quan tới hội chứng hô hấp Trung Đông.

“Bạn không có nguy cơ nhiễm virus MERS nếu như bạn không tiếp xúc thường xuyên như chăm sóc hoặc sống cùng với một người nhiễm MERS trước đó”, thông tin trên website của CDC cho biết.

3. Virus MERS tìm thấy trong lạc đà

Lạc đà có thể là một đầu mối quan trọng để truy tìm nguồn gốc của loại virus MERS. Trong một bài báo xuất bản đầu tuần trước, các nhà khoa học nói rằng họ đã phân lập được virus MERS từ 2 con lạc đà một bướu. Trong tháng 2 vừa qua, các nhà nghiên cứu cũng công bố nghiên cứu khẳng định rằng, 3/4 số lạc đà ở Ả Rập Saudi được xét nghiệm cho kết quả dương tính từng tiếp xúc với virus MERS.

Virus MERS cũng được tìm thấy trong các loài dơi ở Ả Rập Saudi, thông tin của CDC cho biết thêm.

“Con đường lây nhiễm từ động vật và môi trường sang người vẫn đang được điều tra”, thông tin từ WHO cho hay.

4. MERS bùng phát theo mùa?

Các quan chức y tế của Mỹ cho biết rằng, các trường hợp nhiễm MERS tăng đột biến vào những tháng mùa xuân của năm nay. Việc các ca nhiễm MERS tăng mạnh cũng được ghi nhận vào những tháng mùa xuân năm ngoái, Schuchat nói.

Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các ca nhiễm virus MERS có thể là do MERS bùng phát theo mùa hay là do virus đã có những đột biến khiến việc lây truyền trở nên dễ dàng hơn.

5. Chưa có cách chữa cũng như vaccine

Cho tới hiện tại, các bác sỹ có thể điều trị các triệu chứng của MERS như khó thở hay sốt, Schuchat nói. Tuy nhiên, vẫn chưa có vaccine và các loại thuốc đặc trị, như một loại thuốc kháng virus dành riêng cho MERS chẳng hạn.

Hiện tại, việc tiêm phòng vaccine cúm hàng năm cũng như tiêm vaccine phòng ngừa phế cầu khuẩn 5 năm được coi là phương pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt sự lan truyền của virus MERS. Các nhà khoa học cũng tin rằng, các nghiên cứu căn bệnh SARS trước đây sẽ cung cấp những cơ sở quan trọng trong việc chế tạo vaccine cũng như ngăn chặn sự lây lan của MERS.

AloBacsi.vn
Theo Vietnamnet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X