Hotline 24/7
08983-08983

Bác sĩ sản khoa giải thích bà bầu có nên ngồi xổm trong thai kỳ?

Có nên ngồi xổm khi mang thai và tư thế ngồi đúng cách là vấn đề khiến không ít bà bầu quan tâm và thắc mắc.

Khi mang thai, phụ nữ thường phải kiêng kỵ rất nhiều như tránh cách thực phẩm không lành mạnh, tư thế vận động quá mạnh,... để thai nhi luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Ngoài ra, tư thế ngồi đúng cách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ bầu cũng như có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.

Trong đó, không ít bà bầu thắc mắc câu hỏi ngồi xổm khi mang thai có an toàn không? Tư thế ngồi thể nào là chuẩn? Để trả lời câu hỏi này các mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trong bài viết dưới đây.

Bà bầu có nên ngồi xổm trong thai kỳ?

Ngồi xổm khi mang thai dễ gây tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nghiêm trọng. (Ảnh minh họa: Internet)
Ngồi xổm khi mang thai dễ gây tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nghiêm trọng. (Ảnh minh họa: Internet)

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Nga - Trưởng Khoa sản, bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai, cho biết thai phụ không nên ngồi xổm trong suốt thai kỳ bởi phần thân dưới và cột sống chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể nên khi thai nhi lớn, áp lực về trọng lượng cũng tăng theo. Do đó, ngồi xổm sẽ làm cho phần dưới và cột sống bị kéo căng hơn, gây đau và khó chịu.

Ngoài ra, tư thế ngồi xổm còn làm cho các mạch máu ở 2 chân bà bầu bị ùn tắc, không lưu thông tốt gây ứ trệ tuần hoàn, dẫn đến phù và giãn tĩnh mạnh ở cả 2 chân. Đặc biệt, vào những tháng giữa và cuối của thai kỳ, thai nhi lớn lên, do vậy khi ngồi xổm sẽ gây áp lực lên tử cung bởi nó phải "vác" phần thai nặng nề đè lên bàng quang (bọng đái) làm tăng áp lực bàng quang và gây đau.

Tư thế ngồi chuẩn cho bà bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ

Ngồi đúng cách khi mang thai không chỉ làm giảm áp lực cho thai phụ mà còn giữ an toàn về sức khỏe cho thai nhi. Dưới đây là những tư thế ngồi chuẩn cho bà bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ mà các mẹ cần lưu ý:

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Nga cho biết thêm, bà bầu nên ngồi sâu trong ghế, mông chạm vào lưng ghế để lưng có được điểm tựa vững. Tư thế ngồi thẳng lưng và vai hơi đẩy ra sau, không nên chùng lưng.

Ngoài ra, không nên ngồi tư thế bắt chéo chân, khi ngồi cũng không nên gác cao chân, nên để bàn chân được đặt thoái mái trên sàn nhà.

Đồng thời, không ngồi lâu quá 30 phút, nên thường xuyên đứng lên thay đổi tư thế. Khi đứng lên, nên nhích mông về phía trước, thẳng chân và đứng lên, tránh chồm người ra trước để đứng lên.

Tư thế ngồi đúng chuẩn sẽ giúp mẹ bầu có một sức khỏe tốt cũng như giúp cho thai nhi phát triển toàn diện. (Ảnh minh họa: Internet)
Tư thế ngồi đúng chuẩn sẽ giúp mẹ bầu có một sức khỏe tốt cũng như giúp cho thai nhi phát triển toàn diện. (Ảnh minh họa: Internet)

Ngoài ngồi xổm, bà bầu còn cần tránh những tư thế ngồi nào?

Theo đó, khi lên cầu thang, bà bầu không nên khom lưng hoặc ưỡn ngực và bụng mà nên duỗi thẳng lưng. Cạnh đó, khi xuống cầu thang cũng cần xuống một cách chậm rãi và chắc chắn. Đặc biệt, không nên chỉ bước bằng mũi chân bởi việc này sẽ rất dễ ngã.

Bên cạnh đó, khi nhặt đồ vật dưới mặt đất, thai phụ phải gập đầu gối, sau đó hạ eo xuống, ngồi xuống vững chắc rồi mới nhặt đồ vật. Sau khi nhặt xong, nên đứng thẳng lên và tuyệt đối không được khom người để nhặt đồ.

Ngoài ra, cũng cần bỏ ngay các thói quen như: ngồi vắt chéo chân, ngồi không tựa lưng, ngồi ngã về phía trước, nửa nằm nửa ngồi.

Theo Phụ nữ sức khỏe

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X