Hotline 24/7
08983-08983

Bác sĩ Sản khoa có tiếng tại Việt Nam khuyến nghị điều gì cho các mẹ?

Cân nặng, dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất… là những vấn đề được mẹ bầu quan tâm hàng đầu nhưng không biết hỏi ai. ThS.BS Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn sẽ giúp các chị em giải tỏa thắc mắc này trong bài phỏng vấn dưới đây.

Cân nặng khi mang thai là vấn đề gần như là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu. Vậy thưa bác sĩ, các mẹ bầu tăng cân thế nào là đủ? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Ăn cho 2 người không đồng nghĩa với việc ăn gấp đôi các mẹ nhé!

Sự tăng cân của phụ nữ trong thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mỡ tăng, mô và dịch cơ thể tăng,...

Tốc độ tăng cân của mẹ trong mỗi tam cá nguyệt phù hợp từng giai đoạn phát triển của thai kỳ. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI của người mẹ trước khi mang thai. BMI = cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét).

Nếu mẹ có BMI trung bình (BMI 18,5 - 24,9 kg/m2), mức tăng cân nên đạt là 10-12kg. Cụ thể 3 tháng đầu tăng khoảng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5 - 6kg.

Nếu mẹ bị suy dinh dưỡng (BMI < 18,5kg/m2) cần phải tăng 13 - 15kg. Mẹ sẽ tăng 0,5 - 2,5kg trong 3 tháng đầu và hơn 0,5kg trong mỗi tuần của 6 tháng sau. Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy sinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.

Nếu mẹ bị thừa cân, béo phì (BMI > 25 kg/m2) cần đạt 7 - 9kg khi mang thai. Mẹ sẽ tăng 0,5 - 2,5kg trong tam cá nguyệt thứ nhất và khoảng 0,25kg trong mỗi tuần của tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sanh non, tăng tỉ lệ sanh mổ.

Trường hợp người mẹ mang song thai: Nên tăng khoảng 16 -20,5 kg.

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu nên tăng trong khoảng 1,5 - 2kg mỗi tháng. Mẹ bầu nên kiểm tra cân nặng đều đặn và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ tăng ít hơn 1kg hay quá 3 kg mỗi tháng.

Mẹ cần biết rằng, tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng “ăn cho 2 người” không đồng nghĩa là “ăn gấp đôi”, điều quan trọng là người mẹ phải có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo đủ năng lượng.

Vậy thưa bác sĩ, khi mang thai mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng thế nào để đảm bảo đủ năng lượng ạ?

Mỗi bữa ăn của mẹ bầu nên đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho mẹ và bé

Ăn uống khoa học là ăn đủ bữa chính với thực phẩm đa dạng, kèm sữa tươi, trái cây, rau củ quả và không quên uống thuốc bổ sung (sắt, canxi, axit folic, vitamin theo chỉ dẫn bác sĩ). Cụ thể:

- Tinh bột: Ngày ăn 2-3 chén cơm, buổi sáng thì thường ăn bánh mì hoặc khoai lang, yến mạch hoặc gạo lứt.

- Chất đạm: Bổ sung thịt bò, thịt heo và gà, đừng bỏ qua hải sản như ngao, cua, ghẹ, trai, ốc hến, trùng trục, ghẹ… để cung cấp canxi. Nên ăn luân phiên trong tuần mỗi món 2-3 bữa. Ngoài ra, mỗi tuần nên có 2-3 bữa cá (cá chép, trôi, rô phi, cá hồi…) để bổ sung Omega 3, tốt cho não bộ của bé, tăng cường trí thông minh. 1 tuần có thể dùng 3-4 quả trứng gà ta.

- Vitamin và khoáng chất, chất xơ: Mẹ nên ăn đa dạng rau xanh luân phiên trong tuần, từ những loại rau có màu xanh đậm đến củ quả màu đỏ, vàng tím. Ngoài ra có thể uống thêm nước ép cam, chanh leo, dâu tây, bơ… và các loại sinh tốt khác trong các bữa phụ.

- Uống 2-3 ly sữa tươi/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng (tương đương 1 lít sữa tươi, loại không đường hoặc ít đường). Ngoài sữa, cần thêm 1,5 - 2 lít nước bao gồm sữa, canh, hoa quả.

Vital Pregna được sản xuất và đóng gói hoàn toàn bởi thương hiệu đã có trên 100 năm danh tiếng tại Đức

Vừa nãy, bác sĩ có nhắc đến vitamin và khoáng chất. Mẹ bầu cần bổ sung những chất gì trong thai kỳ thưa bác sĩ?

Bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách trong thời gian mang thai giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đồng thời mẹ tránh được một số nguy cơ gây bệnh. Mỗi loại sẽ có nhiệm vụ khác nhau.

Acid folic tham gia tạo máu và hình thành ống thần kinh, thiếu chất này mẹ dễ bị thiếu máu, tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân. Omega 3 là một axit béo chưa no thiết yếu có chứa EPA, DHA giúp hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác, hệ tim mạch của thai nhi.

Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin, chất có vai trò chính trong việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi. Canxi để giúp xương và răng chắc khỏe, giúp phát triển hệ thần kinh, cơ bắp. Ngoài ra còn có Iod, các loại vitamin A, B, C, D…

Nhu cầu khuyến nghị với phụ nữ mang thai cần bổ sung 400 - 1000 mcg acid folic, 1000 - 1300 mg canxi, 30 - 60 mg sắt… mỗi ngày. Trong một số trường hợp, việc cung cấp dưỡng chất từ nguồn thực phẩm thường không đủ, vì thế phải bổ sung thêm bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng.

Khi mang thai, các chị em thường băn khoăn, mẹ và con cần rất nhiều vitamin và dưỡng chất, làm sao bổ sung cho đúng và đủ? Bác sĩ có thể đưa ra một vài lời khuyên cho các mẹ bầu trong trường hợp này?

Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua vitamin tổng hợp.

Khi mang thai, các chị em không nên tự ý mua thuốc bổ về sử dụng, cần đi khám thai định kỳ để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, hướng dẫn cụ thể và chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và từng giai đoạn phát triển của thai nhi, tránh được các tác dụng phụ xảy ra ngoài ý muốn.

Việc bổ sung đúng - đủ cần thiết hơn đối với các trường hợp: ăn chay khi mang thai, mang thai đôi, bà bầu bị dị ứng lactoser, thai phụ có bệnh lý mãn tính như đau dạ dày, viêm đại tràng, bệnh về tiêu hóa, bệnh lý về máu…

Khi có hướng dẫn của bác sĩ dùng viên uống vitamin tổng hợp thì cần lựa chọn đúng loại viên có chứa đầy đủ các vitamin gồm B1, 2, 6, 12; K; A; D; E và các loại khoáng chất canxi, sắt, phốt-pho, DHA, kẽm, iốt, đồng, magie, Omega-3 chứa DHA và EPA… Những dưỡng này tốt cho phát triển trí não, hệ cơ, hệ xương, tim mạch của thai nhi.

Mẹ nên chọn những sản phẩm thuốc bổ có nguồn gốc rõ ràng, đã được cục quản lý dược kiểm định chất lượng, cấp phép với các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng. Nếu là hàng nhập khẩu cần có thông tin cấp phép lưu hành tại nước sản xuất và được cấp phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Y tế cho phép.

Về thời điểm uống vitamin tổng hợp thì trên lý thuyết có thể uống bất cứ buổi nào trong ngày. Nhưng khi uống vào buổi sáng, các vitamin B sẽ giúp chuyển hóa thức ăn, làm tăng cường năng lượng vào nửa đầu ngày mới. Lưu ý, dù là lúc nào thì cũng nên dùng chung với thức ăn.

Chị em cần nhớ, nếu lỡ quên một ngày uống vitamin tổng hợp thì không cần uống dồn tại một thời điểm vì dễ dẫn đến tính trạng quá liều.

Thưa bác sĩ, hiện nay có một số thông tin cho rằng không nên bổ sung sắt và canxi cùng lúc. Điều này có đúng không thưa bác sĩ? Và vì sao cần phải uống cách nhau như vậy? Với những người có chỉ định bổ sung vitamin tổng hợp thì nên uống sắt như thế nào?

Mặc dù là thành phần không thể thiếu cho mẹ bầu nhưng sắt và canxi lại không thể “song hành” cùng một thời điểm. Nghĩa là không được uống sắt cùng lúc với canxi, sữa hay thực phẩm giàu canxi. Vì sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này.

Mặc dù thông tin này được các nước tiên tiến phổ biến đã lâu nhưng tại Việt Nam, cho tới nay, hầu hết các bà bầu vẫn uống chung hai thành phần kể trên cùng thời điểm. Tốt nhất là uống cách nhau vài giờ.

Thông thường, trong viên vitamin tổng hợp cho bà bầu, lượng canxi nếu có, cũng không lớn vì sản phẩm còn nhiều thành phần khác. Do vậy, dù có hay không canxi, bà bầu thường vẫn phải dùng kết hợp giữa viên vitamin tổng hợp và viên canxi uống bổ sung ngoài. Nhưng cần lưu ý, mỗi lần chỉ bổ sung tối đa 500mg canxi nguyên tố vì cơ thể chúng ta chỉ hấp thu tối đa được như vậy mà thôi.

Nếu có điều kiện nên bổ sung loại vitamin tổng hợp tách biệt hai thành phần sắt và canxi. Mẹ có thể tăng cường dùng những thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… để sắt dễ đến với con yêu.

Nhưng cần nhớ, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tùy theo tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ có sự tham vấn phù hợp.

Vital Pregna được biết đến là một trong những sản phẩm chăm sóc sức khỏe phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai  và thời kỳ cho con bú chiếm thị phần số 1 tại Đức.

Trong mỗi viên Vital Pregna có chứa đầy đủ các loại vitamin như E, D3, C, B1, B2, B6, B12, axit folic… cùng các vi chất khác như Pantothenic acid, Biotin, Nicotinamide (Niacin), Sắt (iron), Đồng (copper), Magnesium, Kẽm, Iốt, Omega-3.

Đặc biệt hàm lượng Omega 3 từ cá hồi Na Uy chứa DHA giúp thai nhi phát triển hệ thần kinh, trí tuệ cho trẻ từ trong bụng mẹ, giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi.

Vital Pregna với công thức kết hợp Vitamin C+Biotin+Nicotinamid+Kẽm giúp làm giảm rạn da bụng cho phụ nữ mang thai và giảm sạm da, nám da.

Ưu điểm vượt trội giúp Vital Pregna chiếm được cảm tình của chị em phụ nữ chính là việc áp dụng công thức cải tiến từ ngày 1/6/2016. Theo đó, thành phần canxi trong sản phẩm được loại bỏ để tạo không gian rộng giúp bổ sung thêm các vi chất khác, đồng thời giảm tình trạng cạnh tranh hấp thu giữa các nhóm chất do canxi gây ra.

Sản phẩm của tập đoàn Quessier Pharma, công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Đức với lịch sử hơn 100 năm.

Tại nước ta, sản phẩm nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia cho đến phụ nữ đang mang thai.

Liều dùng: 01 viên/ngày

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây:  https://doppelherz.vn/vital-pregna/

Vital pregna - Dưỡng chất trao con - vẹn tròn tình mẹ

SỐ GPQC: 01543/2019/ATTP-XNQC

* Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X