Hotline 24/7
08983-08983

Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra 3 điều mọi người nên biết về ung thư phổi

Bạn có thể rất ngạc nhiên khi biết rằng bệnh ung thư gây chết người nhiều nhất ở cả nam giới và phụ nữ ở Hoa Kỳ không phải là ung thư vú mà lại là ung thư phổi.

Dưới đây, Mary Jo Fidler, một bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm Ung thư Đại học Rush sẽ chỉ ra 3 điều mà mọi người nên biết về ung thư phổi.

1. Mắc bệnh ung thư phổi do nhiều nguyên nhân kết hợp lại với nhau

Fidler nói: "Mặc dù, thực tế cho thấy các trường hợp bị ung thư phổi do hút thuốc lá chiếm tới 80%, nhưng con số những người chưa bao giờ hút thuốc lá lại bị mắc bệnh ung thư phổi trên toàn thế giới hiện nay không phải là ít".

Dưới đây là một số những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư phổi ở những người không hút thuốc:

- Tiếp xúc với khí radon phát thải từ đất và vật liệu xây dựng
- Tiếp xúc với amiăng, khí thải động cơ diesel hoặc các loại hóa chất công nghiệp
- Tiếp xúc với khói thuốc lá
- Không khí bị ô nhiễm

Bất kỳ yếu tố nào trong những yếu tố trên cũng có thể gây ung thư phổi, tuy nhiên, căn bệnh này thường là kết quả của nhiều yếu tố tương tác kết hợp lại với nhau. Ví dụ, theo Viện Y tế quốc gia, những người tiếp xúc với khí radon sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn.

Và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp của việc thuốc lá và sự tiếp xúc với amiăng sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư này so với những người công nhân tiếp xúc với amiăng mà không hút thuốc hoặc hút thuốc lá nhưng không tiếp xúc với amiăng.

Theo những nghiên cứu khác, phơi nhiễm nghề nghiệp bao gồm amiăng, uranium và than cốc (một loại nhiên liệu sử dụng trong lò nung, lò và đúc) - cũng có thể làm tăng nguy cơ tử vong do mắc bệnh ung thư phổi.


2. Gen cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một thủ phạm khác có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi ở một số người không hút thuốc đó là di truyền học.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Genetics xác định trong 3 biến thể di truyền - 2 trên nhiễm sắc thể 6 và một nhiễm sắc thể 10 có liên quan với tăng nguy cơ ung thư phổi ở phụ nữ châu Á chưa từng hút thuốc.

Theo tác giả của nghiên cứu, những phát hiện này cho thấy nguy cơ ung thư phổi ở những người chưa bao giờ hút, đặc biệt là phụ nữ châu Á, có thể liên quan tới các đặc tính di truyền cụ thể có thể phân biệt được nó với bệnh ung thư phổi ở người hút thuốc.

Một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng sự biến đổi ở gen NFKB1sẽ có thể làm giảm 21-44% nguy cơ mắc ung thư phổi. Có một loại protein được sản xuất trong một phần của gen NFKB1 đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng viêm và miễn dịch bằng cách điều tiết biểu hiện gen, tế bào chết và tế bào sản xuất. Nghiên cứu này cho thấy tình trạng viêm và phản ứng miễn dịch có thể liên quan tới nguy cơ mắc bệnh.

Chính vì vậy mà trong tương lai chúng ta cần phải có thêm những nghiên cứu để xác định xem liệu có một mối quan hệ nhân quả nào giữa các biến thể này trong gen NFKB1 và ung thư phổi hay không.

3 điều cần biết về ung thư phổi

3. Nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư thì chụp CT sẽ là một công cụ sàng lọc hiệu quả phát hiện được các tổn thương nhỏ trong phổi

Cũng giống như các bệnh ung thư khác, chìa khóa để có thể thoát khỏi bệnh ung thư phổi chính là thời gian phát hiện ra bệnh là ở giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với người có bệnh ung thư được chẩn đoán khi họ mới ở giai đoạn đầu - có nghĩa là bệnh chưa lan rộng đến bạch huyết hoặc các khu vực khác của cơ thể thì người bệnh có thể có tới 80-90% tỷ lệ sống sót.

Và ngược lại, nếu chẩn đoán được xác định sau khi ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể thì chúng ta chỉ còn có 2% cơ hội sống sót.

Ung thư phổi là bệnh rất khó có thể chẩn đoán được ra sớm bởi vì các triệu chứng bao gồm ho dai dẳng hoặc ho ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân, đau ngực dai dẳng và khó thở thường không xuất hiện cho tới khi bệnh tới giai đoạn cuối.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) đã được chứng minh rằng nó có thể làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Tuy nhiên, CT scan cũng có thể mang lại kết quả dương tính giả - bởi nó lầm mô sẹo hoặc khối u lành tính đối với ung thư. Chính vì thế mà CT scan được khuyến cáo chỉ áp dụng cho những người có nguy cơ cao bị bệnh.

ung thư phổi

Mary Jo Fidler, MD, một bác sĩ chuyên khoa tại Trung tâm Ung thư Đại học Rush tại Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago, Illinois. Cô có chứng nhận của Hội đồng y khoa về các lĩnh vực điều trị ung thư, nội khoa và huyết học, và là thành viên của nhóm Điều trị ung thư đầu và cổ tại Rush.



Theo Thảo Thảo - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X