Hotline 24/7
08983-08983

Bác sĩ cảnh báo bú bình, ngậm ti giả gây nhiều tác hại cho trẻ

Theo bác sĩ chuyên khoa nhi, bú bình, ngậm ti giả khiến trẻ bị sâu, mòn răng làm ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn thô, viêm tai giữa nhiễm trùng... phụ huynh nên cho con chuyển sang uống sữa, nước bằng thìa. Trẻ nên bỏ bình trước 18 tháng tuổi, chậm nhất là 24 tháng tuổi.

Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo, Trung tâm nghiên cứu cải tiến y tế, trưởng khoa nhi phòng khám Bản Việt, TP.HCM dẫn nguồn tài liệu quy trình Bệnh viện thân thiện với trẻ em” của Unicef, bước 9 nêu rõ bệnh viện tuyệt đối không dùng bình sữa và vú giả cho trẻ sơ sinh.

Trong suốt thời gian ở bệnh viện, nếu có nhu cầu uống thêm sữa mẹ vắt ra, hay bất kỳ dung dịch gì khác do bác sĩ chỉ định, bé phải được đút bằng cốc hay bằng thìa.

Luật Quảng cáo của nước ta đã xếp bình sữa và vú giả vào một trong những loại hàng hóa cấm quảng cáo, cũng chính vì những lý do dưới đây.

Sâu răng, mòn răng, làm ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn thô của trẻ. Bạn nên nhớ răng vĩnh viễn chỉ bắt đầu mọc thay răng sữa khi trẻ khoảng 6 tuổi. Có nghĩa là nếu trẻ bị mòn răng, nhai kém, chúng phải chịu đựng vấn đề ăn không ngon ít nhất vài năm.

Răng trẻ sẽ xấu vì ngậm ti giả, bú bình quá nhiều. Ảnh minh họa.

Việc sử dụng bình lâu dài làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ về sau. Nhiều trẻ vì nghiền bình sữa nên sau ăn no vẫn bú thêm bình sữa, làm năng lượng đưa vào quá nhiều (nhưng phụ huynh lại cảm thấy vui vì con mình ăn được). Một số trẻ kén ăn có thể vì nghiền bình, nghiền sữa mà bú sữa thay ăn, làm chế độ ăn của trẻ bị lệch đi và không khỏe mạnh.

Bú bình nhiều làm thay đổi vị trí răng vĩnh viễn, ảnh hưởng phát triển các cơ mặt và vòm hầu, dẫn đến nguy cơ lệch răng và phải chỉnh nha khi trẻ lớn.

Bú bình khi đang nằm có thể làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Bác sĩ Thảo dẫn báo cáo của Sg.theasianparent, nếu trẻ vừa nằm ngủ vừa bú bình, sữa có thể chảy vào tai, gây nhiễm trùng.

Bác sĩ nhi khuyến cáo cha mẹ không nên cho bé bú bình (hoặc ngậm vú giả) trước 6 tuần tuổi, để bé đủ thời gian thiết lập ổn định thói quen bú mẹ với “khớp ngậm đúng”.

Trong vài trường hợp, bé sơ sinh cần bú sữa mẹ vắt ra hoặc sữa ngoài, thì đút bằng ống tiêm xilanh, cốc (ly) nhỏ, hoặc bằng thìa (muỗng) là các cách thuận tiện nhất.

Theo Nguyễn Oanh - Thế giới Tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X