Hotline 24/7
08983-08983

Ba bị tai biến mạch máu não, chăm sóc thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não như thế nào? Bệnh nhân tai biến hơn 60 tuổi, khả năng phục hồi là bao nhiêu?

Mong được tư vấn cách chăm sóc bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, cách tốt nhất và đầy đủ nhất. Khả năng bình phục của bệnh này? Ba em bị tai biến mới hơn 60 tuổi, khả năng hồi phục tối đa là bao nhiêu, thưa bác sĩ?

(Thục Quyên - Lâm Đồng)
Người thân cần tìm nhẹ nhàng, ân cần khi chăm sóc bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Người thân cần tìm nhẹ nhàng, ân cần khi chăm sóc bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tai biến mạch máu não là một bệnh cấp tính, diễn biến kéo dài, gia đình phải hết sức tâm lý, yêu thương, kiên trì theo hướng dẫn điều trị, kiểm soát tốt huyết áp. Khả năng hồi phục tùy thuộc lớn vào nguyên nhân và tình trạng bị tai biến của ba em. Rất tiếc do em không nói rõ tình trạng cụ thể của ba em, nên chúng tôi không thể đánh giá mức độ hồi phục.

Riêng về chăm sóc bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thường theo các bước chăm sóc sau:

- Về tâm lý, khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng, ân cần, luôn động viên bệnh nhân an tâm điều trị. Không cáu gắt, không gây thêm áp lực cho người bệnh.

- Ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối dưới 5g/ngày, hạn chế mỡ, các chất béo động vật, kiêng rượu, bia, thuốc lá, nước trà (chè) đặc...

- Uống đầy đủ thuốc theo toa và đo huyết áp thường xuyên định kỳ hàng ngày và đo khi có dấu hiệu bất thường.

- Tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng. Tránh các yếu tố kích thích.

- Không thức khuya và làm việc nặng.

- Vận động và xoa bóp tay chân. Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân.

- Thực hiện các bài tập theo đúng yêu cầu của bác sĩ vật lý trị liệu để phục hồi.

- Vệ sinh răng miệng và da thật kỹ để tránh các ổ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

- Uống đủ thuốc và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc (nếu có)

- Tái khám theo đúng lịch hẹn.

Trường hợp nặng hơn, cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt là tình trạng tăng huyết áp. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để theo dõi có thể từ 15 phút cho đến 2 giờ đo một lần.

- Đặt bệnh nhân nằm nghỉ ngơi đầu cao và nghiêng về một bên. Thay đổi tư thế mỗi 2 giờ /lần.

- Hút đờm dãi khi có ứ đọng đờm dãi.

- Chăm sóc chống loét bằng đệm hơi hoặc đệm nước, xoay trở người mỗi 2 giờ kèm xoa bóp, tránh viêm phổi (ứ đọng đờm dễ gây viêm phổi) bằng vỗ rung ngực. Chống nhiễm trùng hô hấp hoặc đường tiểu do xông tiểu.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở phải được theo dõi kỹ.

Theo dõi tình trạng liệt.

Theo dõi tình trạng thông khí.

Theo dõi tình trạng loét ép do nằm lâu.

Tình trạng tổn thương mắt, thận và tim mạch.

Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra, đặc biệt chú ý các thuốc có thể gây hạ huyết áp mạnh.

Thân mến.

Bắt đầu từ 1/6 đến hết tháng 12/2018, AloBacsi phối hợp với nhãn hàng NattoEnzym của Công ty Dược phẩm Hậu Giang mở chuyên đề “Không còn nỗi lo đột quỵ” với tiêu chí: tư vấn - giải đáp câu hỏi hàng ngày, tổ chức các chương trình truyền hình trực tuyến, livestreams trò chuyện với bác sĩ về các vấn đề đột quỵ và tổ chức các sự kiện thực tế tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ...

Mời bạn đọc có các thắc mắc về bệnh tim mạch, nội thần kinh, đột quỵ, tai biến... gửi câu hỏi về email: tuvan@alobacsi.vn để được TS.BS Trần Chí Cường, TS.BS Lê Văn Tuấn và ThS.BS Bùi Diễm Khuê tư vấn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X