Hotline 24/7
08983-08983

Bà bầu và những biến chứng thường gặp trong thai kỳ

Hơn 9 tháng mang thai là giai đoạn có nhiều thay đổi mà các bà mẹ tương lai đều trải qua. Do đó, các mẹ tương lai cần tìm hiểu để có phương án kiểm tra và phòng tránh.

Nghén

Ốm nghén là biến chứng thường gặp do buồn nôn và nôn. Nôn là triệu chứng rất thường gặp trong 3 tháng đầu thai kì, xảy ra với tần suất 1/200.

Tình trạng này cũng thường gặp ở phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, mẹ mang thai lần đầu, phụ nữ có mẹ khi mang thai cũng bị nghén hoặc những phụ nữ mang đa thai.

Khi gặp tình trạng này, có thể điều trị bằng thuốc uống nhưng nếu nôn ói quá nhiều có thể dẫn đến mất nước, phải nhập viện và truyền dịch.

Ốm nghén

Thai ngoài tử cung

Biến chứng này xảy ra khi trứng thụ thai làm tổ ở ngoài tử cung. Khả năng xảy ra thường khoảng 1/200. Nếu đã từng bị thai ngoài tử cung trước đây hoặc từng phẫu thuật vòi trứng, xác suất này sẽ cao hơn.

Đây là biến chứng bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật để lấy phôi thai và nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ phải mổ cấp cứu nếu thai làm tổ ở vòi trứng gây bể vòi trứng.

Sẩy thai

Sẩy thai là biến chứng thai kì thường gặp nhất chiếm tần suất khoảng 15%. Đa số các ca sảy thai diễn ra trong khoảng 20 tuần đầu thai kỳ và hơn 80% các ca sảy thai diễn ra trước tuần thai thứ 12.

Nguyên nhân sẩy thai thường do có sự gián đoạn trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể của phôi ở giai đoạn rất sớm sau khi thụ thai, làm cho phôi thai không tương thích được với cuộc sống.

Đa số phụ nữ đều có thể thụ thai lại và có một thai kì khoẻ mạnh sau lần sẩy thai trước đó. Bạn có thể tham khảo thêm website của nhóm SANDS là một nhóm hỗ trợ cho những người phụ nữ có tiền sử sẩy thai.

Thiếu máu

Có thể gặp trong suốt thai kì do thiếu huyết sắc tố. Tình trạng tích nước ở bà bầu có thể làm máu bị pha loãng, khiến cho tỉ lệ huyết sắc tố trong máu bị giảm.

Do huyết sắc tố giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến thai nhi, các bà bầu nên làm xét nghiệm máu định kì để kiểm tra nồng độ huyết sắc tố. Có nhiều cách xử trí từ đơn giản nhất là bổ sung sắt trong thức ăn hoặc trực tiếp bằng cách uống viên sắt, cho đến phức tạp hơn là truyền máu.

Nhiều bà bầu gặp tình trạng thiếu máu

Đa ối (nhiều nước ối) - Thiểu ối (thiếu nước ối)

Túi ối đầy chất lỏng trong bụng mẹ có chức năng bảo vệ và hỗ trợ em bé phát triển. Lượng dịch bao quanh thai nhi có thể phản ánh tổng trạng chung và chức năng phổi - thận của thai nhi.

Bụng to lên nhanh đột ngột hoặc da bụng căng bóng là một dấu hiệu báo động có thể có bất thường. Nên làm siêu âm để ước lượng chính xác lượng nước ối và phát hiện những bất thường liên quan.

Thiểu ối là tình trạng khi túi ối có quá ít chất lỏng. Khoảng 4% phụ nữ mang thai có nồng độ nước ối thấp tại một số thời điểm trong thai kỳ, thường là ở tam cá nguyệt thứ ba.

Nếu gặp trường hợp thiểu ối, mẹ cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận để đảm bảo em bé trong bụng mẹ vẫn phát triển bình thường và mẹ sẽ lâm bồn vào giai đoạn gần cuối thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ

Nhau thai có thể tạo ra nội tiết tố làm thay đổi tác động của insulin trong cơ thể. Trường hợp nhẹ, tiểu đường thai kì có thể kiểm soát bằng chế độ ăn phù hợp, có khi cần chích thêm insulin.

Tiểu đường thai kì có thể làm tăng khả năng bị cao huyết áp hoặc tiểu đường thật sự về sau.

Ước tính có khoảng 2 đến 10% các bà mẹ tương lai bị tiểu đường trong giai đoạn mang thai. Con số này không lớn nhưng đủ nghiêm trọng để các mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám và kiểm tra lượng đường huyết vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ sẽ được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Hầu hết mẹ bầu có thể giữ lượng đường huyết trong tầm kiểm soát với chế độ ăn uống chuyên biệt và tập thể dục để sinh con khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu tình trạng tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho em bé.

Đối với các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ, có khoảng 25 đến 50% nguy cơ mẹ sẽ chuyển sang tiểu đường loại 2 trong tương lai mặc dù nguy cơ này có thể được giảm đáng kể bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và lối sống lành mạnh.

Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai ở vị trí thấp hơn bình thường, nằm bên cạnh hoặc bao quanh cổ tử cung. Mẹ có thể không cần quá lo lắng khi được chẩn đoán nhau tiền đạo ở giai đoạn sớm của thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu nhau thai vẫn tiếp tục ở vị trí thấp trong suốt thời gian mang thai có thể gây chảy máu dẫn đến sinh non và các biến chứng khác.

Vị trí nhau thai sẽ được kiểm tra khi siêu âm giữa thai kỳ nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ thai phụ vẫn còn nhau tiền đạo khi đến thời điểm vượt cạn. Sản phụ có nhau tiền đạo khi lâm bồn sẽ cần phải sinh mổ.

Theo Châu Anh - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X