Hotline 24/7
08983-08983

Ăn uống hợp lý để sống khỏe với bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường không cần kiêng cữ khắt khe bởi danh mục thực phẩm phù hợp rất phong phú, điều quan trọng là tính toán lượng ăn hợp lý thì vẫn sống khỏe như thường.

Chiều ngày 7/11 tại khoa Nội tiết BV Nhân dân 115 tiếp tục diễn ra buổi thứ hai của chương trình “Sinh hoạt nhóm và tư vấn trực tiếp cùng bệnh nhân đái tháo đường” với nội dung tư vấn về dinh dưỡng, cách chọn món ăn, lượng ăn thế nào…

Tại buổi sinh hoạt, BS Trương Thị Vành Khuyên chia sẻ về chế độ ăn hợp lý cho người bệnh tiểu đường, nhất là việc sử dụng tinh bột, trái cây và chất đạm

Theo BS Trương Thị Vành Khuyên, chất bột đường sẽ chiếm 50% nhu cầu năng lượng và các lượng tinh bột thì cần ăn một cách đều đặn và ổn định. Các chất đạm sẽ chiếm khoảng 20% nhu cầu dinh dưỡng. Trong đó nên ưu tiên sử dụng đạm thực vật và các loại thịt có màu trắng như cá hoặc thịt gà thì các lượng đạm sẽ ít và tốt hơn.

Nguyên tắc để xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường:

- Khi ăn uống phải ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản (chất bột, đường, chất đạm và chất xơ)

- Chú ý lượng bột đường và tổng năng lượng cung cấp.

- Thay thế thực phẩm phù hợp.

- Cách chế biến món ăn: Không xay nhuyễn, không hầm nhừ.

- Không cần nấu ăn riêng hay quá cầu kì.

- Nên ăn 3 bữa chính, đúng giờ

- Không chia nhỏ bữa ăn và tránh ăn vặt

Tham dự buổi sinh hoạt nhóm, bệnh nhân đái tháo đường biết được danh sách thực phẩm phù hợp với mình cũng rất phong phú

Bên cạnh đó, cần chọn lựa những loại thực phẩm lành mạnh, nên tập trung vào các loại ngũ cốc, trái cây và rau quả. Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn phần ăn nhỏ hoặc vừa, ăn ít chất béo, chọn thịt nạc và các sản phẩm sữa ít chất béo. Hạn chế ăn các món chiên xào, thực phẩm nhiều muối, chất béo và đường.

Danh sách những loại trái cây ít ảnh hưởng đến đười huyết cũng rất phong phú: Táo xanh, táo ta, bưởi, bơ, thanh long, cam, quýt Việt Nam, nho Việt Nam, kiwi, cóc, ổi, dưa gang, dưa lưới, lựu, dâu tây, đào, điều lộn hột, mận (roi), mận hậu… Và không nên xay trái cây thành sinh tố hay ép lấy nước vì chế biến theo cách này dễ làm tăng đường huyết.

Cách tính khẩu phần ăn cho bệnh nhân đái tháo đường:

BMI = 18,5 - < 23 (Cân nặng phù hợp)

Cân nặng = {chiều cao (m)}2 x BMI

Năng lượng = (chiều cao)2 x 22 x năng lượng theo công việc chiều cao tính bằng mét

Ví dụ: Nữ cao 1,50m, nặng 65kg, nội trợ

Năng lượng = 1,50x1,50x22 x25 = 1230 kcal/ ngày

Ví dụ: Nam cao 1,7m, nặng 65kg, nhân viên bàn giấy

Năng lượng = 1,7x1,7x22x25 = 1600kg kcal/ ngày

Tuy nhiên, rất khó để bệnh nhân tính toán lượng ăn cho mình dựa theo công thức này. Đơn giản và dễ nhớ hơn, mọi người có thể ước lượng thực phẩm dựa theo bàn tay của mình:


Tiếp theo chương trình là phần đặt câu hỏi của khán giả dành cho BS Trương Thị Vành Khuyên. Nhiều câu hỏi thú vị được đặt ra là những thắc mắc về sữa dành cho người tiểu đường, bột yến mạch, mì gói....

Với câu hỏi sữa dành cho người tiểu đường cũng ngọt, như vậy trong đó nhiều đường không? BS Khuyên cho biết sữa này ngọt không phải do đường mà do chất tạo ngọt. Tuy nhiên, nếu uống sữa thì cũng nên giảm những món khác. Việc uống sữa sẽ tốt trong trường hợp người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém.

Cũng theo BS Khuyên, người bệnh tiểu đường có thể ăn bột yến mạch, nhưng còn phải xem chế độ ăn của mỗi người. Thông thường nếu ăn thêm món từ tinh bột khác (phở, bún, bánh ướt, bánh tráng…) thì cần giảm lượng cơm để cân bằng. Hoặc nếu tập thể dục thì có thể ăn nhiều tinh bột hơn để tránh bị tụt đường huyết.

Riêng câu hỏi về mì gói, BS Khuyên cho biết: lượng đường của một tô mì gói sẽ bằng 1,5 chén cơm. Như vậy khi mình ăn thêm 1 tô mì có nghĩa là đã ăn thêm 1,5 chén cơm, mọi người chú ý con số này để giảm lượng cơm cho phù hợp.

Các bệnh nhân đái tháo đường cũng nên tránh những thức uống có cồn, hạn chế uống rượu, nếu phải uống rượu thì nên ăn thức ăn có chất bột đường kèm theo.

Đây là buổi thứ 2 trong 8 buổi tư vấn của chương trình “Sinh hoạt nhóm và tư vấn trực tiếp cùng bệnh nhân đái tháo đường”

Đái tháo đường chẩn đoán không khó nhưng cách điều trị bệnh lại gặp khó khăn do phải kết hợp chặt chẽ với việc điều chỉnh sinh hoạt, lối sống. Mắc phải bệnh đái tháo đường sẽ đồng nghĩa với việc ăn uống ít bột đường suốt đời, và chế độ ăn thì tùy vào từng thể trạng của bệnh nhân nên cần được BS tư vấn.

Thông qua buổi nói chuyện của BS Trương Thị Vành Khuyên, bệnh nhân có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc lựa chọn món ăn lành mạnh, cách ăn hợp lý để hỗ trợ tốt nhất cho việc duy trì đường huyết ổn định.

Theo Kim Quy - Nguyễn Chúc
BV Nhân dân 115

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X