Hotline 24/7
08983-08983

Ăn nhộng tằm nhất định phải biết điều này để có được món "Thần dược vạn năng"

Nhộng tằm là loại côn trùng giàu chất dinh dưỡng và có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh.

Giá trị dinh dưỡng của nhộng tằm

Hàm lượng protit trong bột nhộng tằm cao tới 73,5%, gồm nhiều a-xit amin quan trọng.
Hàm lượng protit trong bột nhộng tằm cao tới 73,5%, gồm nhiều a-xit amin quan trọng.

Nhộng tằm rất giàu chất đạm, các vitamin A, B1, B2, PP, C... và các chất khoáng như canxi, phốt pho... So với các loại thịt, cá thường dùng, giá trị dinh dưỡng của nó không thua kém. Hàm lượng protit trong bột nhộng tằm cao tới 73,5%, gồm nhiều a-xit amin quan trọng.

Trong 100g nhộng tằm có 79,7g nước, 13g protid; 6,5g lipid và cung cấp tới 206 calo. Hàm lượng protein trong nhộng tằm rất cao, chiếm tới 73,5%, gồm nhiều axit amin quan trọng như leucin, isoleucin, lysin, threonin, cystein, phenylalanin, tyrosin, valin, arginin, alanin, glycin, serin…

Tác dụng của việc ăn nhộng tằm trong chữa bệnh

Chống bệnh còi xương và suy dinh dưỡng trẻ em: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhộng tằm rất tốt với trẻ em. Bởi chúng chứa nhiều calci và phốt pho cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đồng thời có tác dụng chống bệnh còi xương và suy dinh dưỡng.

Chống bệnh còi xương và suy dinh dưỡng trẻ em
Chống bệnh còi xương và suy dinh dưỡng trẻ em

Hữu ích cho người bị bệnh thận: Người cao tuổi bị yếu thận, hay tiểu tiện són, táo bón dùng nhộng tằm thường xuyên cũng cải thiện được tình hình sức khỏe. Đặc biệt, nhộng tằm kết hợp với hoa hẹ giúp bổ thận, dùng để trị mộng tinh, đau lưng, mỏi gối, nhức mỏi trong chân, lạnh chân; tốt cho tiêu hóa; bổ phổi, tiêu đờm, trị suy nhược cơ thể, già yếu, liệt dương...

Tốt cho người bệnh khớp: Ngoài ra, theo Đông Y nhộng tằm không chỉ là một món ăn ngon, bổ dưỡng, nhộng tằm còn rất hữu ích trong việc chữa trị các chứng bệnh như bị đau nhức xương khớp hay bị chứng phong thấp ăn nhộng tằm thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh rõ rệt. 

Giúp làm đẹp: Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy nhộng tằm còn được có tác dụng làm đẹp do phần đầu của nhộng tằm có chứa một lượng dồi dào các nucleotit tự do và các quercetin glycoside có khả năng ức chế việc sản sinh ra hợp chất AGES, chống lại các tác nhân gây lão hóa.

Tăng cường khả năng tình dục: Hơn nữa, chiết xuất từ nhộng tằm chứa hàm lượng cao acid amin arginine, đây là một tiền chất giúp tổng hợp nên oxit nitrit, và việc tiêu thụ nhộng tằm có thể tăng cường khả năng tình dục…

Tác dụng giảm đau: Trong đường tiêu hóa của tằm có chứa enzym serrapeptase có tác dụng kháng viêm, giảm đau, sưng và không gây bất kỳ một tác dụng phụ nào như các loại thuốc giảm đau khác. Chúng hoạt động theo cơ chế loại bỏ các tế bào bị hỏng, gây viêm, đồng thời tạo điều kiện tốt để các vùng bị tổn thương và vùng bị viêm thoát dịch nhầy. 

Serrapeptase trong nhộng tằm còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm chứng đau đầu, đau nửa đầu và các vấn đề sức khỏe khác có liên quan tới viêm động mạch.  

Tác dụng trị phong: Từ lâu nhộng tằm có công dụng trị phong. Do đó, khi chân tay, gân cốt bị nhức mỏi, tê thấp, hoặc bị chứng chóng mặt, người ta thường dùng nhộng tằm nấu với rượu để ăn chữa bệnh. Hoặc dùng nhộng nấu với rượu, rồi lấy rượu đó xoa bóp, cũng có hiệu quả trừ phong, trừ đau nhức rất tốt.

Dưới đây là một số lưu ý cần tránh khi ăn nhộng tằm:

Không ăn khi nhộng để lâu

Không ăn khi nhộng để lâu
Không ăn khi nhộng để lâu

Khi nhộng tằm chết thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau. Lúc này, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể. Vì vậy, nếu nhộng tằm để quá 1 tuần khi thời tiết lạnh hoặc quá 20 giờ khi thời tiết nóng thì tuyệt đối không nên ăn.

Nhộng đã mua về tốt nhất nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0 – 5oC.

Không chế biến chung với cá, tôm

Rất ít người biết rằng nhộng tằm nhiễm độc có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể dẫn đến tử vong khi không biết cách chế biến và bảo quản. Để tránh ngộ độc từ nhộng tằm, tốt nhất không nên ăn nhộng tằm sống, hoặc mới qua chế biến sơ. Nhộng tằm phải được rửa kĩ lưỡng trước khi chế biến. Lưu ý: Không chế biến nhộng tằm với cá hoặc tôm.

Không ăn khi bị gout

Nhộng tằm có chứa nhiều chất đạm, vì thế những người bị bệnh gout nên kiêng tuyệt đối, ăn vào bệnh dễ tái phát và gây đau ngay lập tức.

Không ăn khi có tiền sử dị ứng

Mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng nhộng tằm có chứa một số chất gây dị ứng nên những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng dễ gặp hiện tượng này. Vì thế khi bị dị ứng vì ăn nhộng tằm với triệu chứng như: buồn nôn, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đi ngoài, da bị mẩn đỏ cần phải kịp thời đi khám ngay và nên tránh ăn để tránh dị ứng, ngộ độc…

Không ăn quá nhiều

Nhiều người thích ăn nhộng tằm nên thường chế biến một lần ăn nhiều bữa. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc vì ăn nhộng từ tủ lạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù bổ nhưng người dùng không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn nhộng tằm một cách phù hợp, khoảng 2-3 bữa/tháng là đủ.

Đối với trẻ em, khi cho ăn nhộng tằm cần cho ăn ít một để thăm dò trước. Nếu trẻ không có dấu hiệu dị ứng thì mới tiếp tục cho ăn lần sau.

Hãy chú ý khi ăn nhộng tằm để thu được những lợi ích tốt nhất từ món ăn này nhé!

Theo Khoevadep/phunutoday

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X