Hotline 24/7
08983-08983

Ăn dưa cải muối thế nào là đúng cách nhất?

Không nên ăn dưa cải muối lúc đói, không nên ăn thường xuyên, tránh ăn dưa khi dưa chưa chín hẳn... là những cách ăn dưa cải muối đúng nhất.

Những lợi ích của dưa cải muối

Tăng cường hệ miễn dịch

Tương tự như các sản phẩm từ sữa như sữa chua, quá trình lên men dưa cải tạo ra các vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Ăn dưa cải muối chua, cơ thể sẽ được bổ sung thêm các vi khuẩn có lợi, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ngay tại phương Tây, mặc dù dưa muối không phải là món ăn truyền thống, nhưng các nhà dinh dưỡng hiện đại đều khuyên nên bổ sung món dưa muối trong thực đơn hàng ngày để cơ thể thêm khỏe mạnh.

Kích thích tiêu hóa

Dưa muối cung cấp các enzyme, lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa, kích thích tiêu hóa và giúp tăng cường sức đề kháng, tính miễn dịch của hệ tiêu hóa đối với các loại vi sinh vật gây bệnh.

Các loại gia vị thêm vào khi dưa muối có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi và tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa.

Dưa còn cung cấp một lượng lớn chất xơ đã được thủy phân, giúp cơ thể tiêu hóa tốt và phòng tránh một số bệnh do thiếu chất xơ như táo bón, trĩ, mỡ máu cao, béo phì, ung thư ruột kết…

Tạo cảm giác ngon miệng

Dưa muối cũng đã được khẳng định là có chứa các chất giúp tăng cường ảnh hưởng của serotonin trên trung khu điều khiển giấc ngủ và giúp bảo vệ lớp vỏ bọc của dây thần kinh; tạo cảm giác ngon miệng, chống ngấy khi ăn các loại thức ăn giàu đạm, béo.

Giảm cân

Chất xơ từ dưa chua có tác dụng khiến bạn nhanh no, sau bữa ăn sẽ giúp hạn chế bớt cảm giác thèm ăn làm cho lượng thức ăn vừa dung nạp vào cơ thể có thời gian tiêu hóa hoàn toàn.

Sử dụng dưa cải trong khẩu phần ăn hàng ngày là một điều nên làm để tạo đà thuận lợi cho cơ quan tiêu hóa hoạt động, đồng thời, đó cũng là một cách để cơ thể có thể điều hòa cân nặng, hỗ trợ cơ thể.

Hấp thụ muối khoáng tốt hơn

Dưa muối có tính axit, cho phép hấp thu tốt canxi, sắt và các khoáng chất quan trọng khác.

Giải độc cơ thể

Dưa muối là chế phẩm sinh học giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các chất độc trong đường tiêu hóa của bạn.

Tốt cho não

Nghiên cứu cũng cho thấy các thực phẩm như dưa muối có hỗ trợ chức năng não bộ và sức khỏe tinh thần, thậm chí giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, điều trị bệnh Alzheimer.

Nó cùng giúp xử lý căng thẳng thông qua kết nối “ruột-não”, tác động của hệ vi sinh vật lên hệ thống nội tiết (kích thích tố).

Dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Một nghiên cứu của Pathak cùng với các đồng nghiệp từ Đại học bang Michigan và Viện Thực phẩm và Dinh dưỡng Quốc gia Warsaw, Ba Lan, thấy rằng: “Những phụ nữ ăn ít nhất ba bữa một tuần bắp cải thô của hoặc ngắn nấu chín và dưa bắp cải có làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú so với những người chỉ ăn một bữa mỗi tuần”.

Ăn dưa cải muối thế nào là đúng cách nhất?

Hãy ăn điều độ

Ăn điều độ được hiểu như dưa muối, từ dưa chuột, kim chi, dưa cải, dưa củ cải... nên được dùng như một món ăn bổ trợ trong bữa ăn, giúp bạn có cảm giác ngon miệng hơn và sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hơn.

Hãy xem cách người Nhật, người Hàn Quốc thêm các món dưa, kim chi trong bữa ăn

Một chén nhỏ cho mỗi loại và nhiều chén nhỏ dưa chua trong bữa ăn, một cách thông minh để có được lợi ích tối đa của dưa muối.

Tự muối dưa cải

Trong bối cảnh có rất nhiều mối lo ngại về an toàn thực phẩm như hiện nay, tự tay làm món dưa chua, có nghĩa là bạn sẽ tránh được các nguy cơ về vệ sinh, chất phụ gia, chất bảo quản... Bạn hãy tự tin rằng chỉ vài lần, bạn sẽ có được món dưa ngon và phù hợp khẩu vị riêng của gia đình bạn.

Tránh ăn dưa cải muối vào lúc đói hoặc ngay đầu bữa ăn vì có thể làm cho dạ dày bạn cồn cào hoặc lấn át vị giác của các món ăn tiếp theo. Nếu vẫn muốn ăn vào lúc đói thì nên ăn kèm món khác.

Tránh ăn dưa cải muối khi có màu xanh, vị cay hăng, có màu xỉn, mùi lạ, váng mốc đen (dưa khú), dưa có hiện tượng bị nhớt.

Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên vì như vậy có nguy cơ bị cao huyết áp, sỏi thận. khi bụng đói, nên ăn dưa muối kèm với món khác.

Người không nên ăn dưa cải muối

- Người bị đau dạ dày

- Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh gan

- Người có bệnh về đường tiêu hóa.

- Người mới ốm dậy.

- Phụ nữ mang thai.

- Trẻ em.


Theo Tùng Anh - Gia đình và Xã hội

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X