Hotline 24/7
08983-08983

Ăn cua đồng nhiễm ký sinh trùng: Chuyên gia chỉ cách sơ chế cua chuẩn

Do đặc trưng môi trường sống dưới nước, ruộng lầy, nhiều bùn đất nên trong cua đồng hay có kí sinh trùng, vi sinh vật. Nếu kí sinh trùng, vi sinh vật vào cơ thể sẽ gây nhiều tác hại.

Cua đồng được chế biến thành những bát canh thơm ngon, những bát bún riêu cua làm nức lòng du khách. Cua đồng nhiều canxi, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Cua đồng là nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai, yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2 glucid. Không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc. Theo Đông Y, cua đồng vị mặn, mùi tanh, tính lạnh có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.

Tuy nhiên, nếu chế biến và ăn cua đồng sai cách lại có thể gây hại cho sức khỏe.


Ảnh cắt từ video của ANTV
Ảnh cắt từ video của ANTV

Cua đồng ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho sức khỏe

Vào tháng 4/2017, tại Hà Nội, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 8 tấn cua say chuẩn bị đưa ra thị trường bốc mùi hôi thối, pha trộn hợp chất màu đỏ không rõ nguồn gốc, gây lo ngại cho người dùng. Đăc biệt, theo kết quả khảo sát đã được công bố của nhóm các nhà khoa học thuộc đại học Y Hà Nội, 100% mẫu cua ở Hà Nội không đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, cua cũng là một trong những loại thực phẩm dễ nhiễm kí sinh trùng nhất.

Chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Tân cho biết: "Trong mai, yếm cua chứa nhiều kí sinh vật như vắt, đỉa, nguy hiểm nhất là sán lá phổi. Khi sơ chế, chế biến chú ý loại bỏ những kí sinh vật này".

Do đặc trưng môi trường sống dưới nước, ruộng lầy, nhiều bùn đất nên trong cua đồng hay có kí sinh trùng, vi sinh vật. Những kí sinh trùng thường trú ngụ ở mai cua. Nếu ăn kí sinh trùng, vi sinh vật vào cơ thể sẽ gây nhiều tác hại.

Chuyên gia chỉ cách sơ chế cua an toàn

Khi phóng viên hỏi các bà nội trợ về phương pháp loại bỏ kí sinh trùng ra khỏi cua thì đã nhận được nhiều cách khác nhau. Bà nội trợ Hoàng Thị Hạnh, Thanh Trì, Hà Nội chia sẻ: "Tôi thường mua cua đã chế biến sẵn ở ngoài chợ , không tự làm bao giờ nên không biết cách loại bỏ kí sinh vật ra khỏi cua".

Chị Đỗ Thị Hoa, Thanh Trì - Hà Nội có cách làm mà nhiều người vẫn dùng: "Tôi ngâm cua vào nước muối".

Chị Trần Bích Ngọc, Cầu Giấy - Hà Nội: "Tôi thường mua cua về nhà tự làm, cách sơ chế như sau, bước đầu tiên là rửa cua sạch với nước, sau đó tách mai cua, nhìn thấy con bọ nào ở yếm và mai thì tôi nhặt ra".


Ảnh cắt từ video của ANTV
Ảnh cắt từ video của ANTV

Còn đây là cách sơ chế cua chuẩn của chuyên gia ẩm thực Lê Công Yên: "Cua sống ở dưới lớp bùn, có nhiều kí sinh trùng sống ở trong cua. Khi làm cua, bước đầu tiên bạn phải rửa sạch lớp bùn, khi xé cua ra - rửa lại mai và mình cua để loại bỏ kí sinh trùng, phần hoi từ phần thịt cua. Cuối cùng là giã, say những nguyên liệu trên.

Làm đầy đủ các bước trên, món ăn từ cua mới đảm bảo hương vị và khi ăn không có mùi hoi của cua".

Theo Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X