Hotline 24/7
08983-08983

Ẩn chứa sau mạng che mặt cô dâu trong ngày cưới là những sự thật bất ngờ và rùng rợn

Bạn nghĩ để cho cô dâu thêm phần bí ẩn, quyến rũ, xinh xắn sao? Cũng không hẳn, đó chỉ là một phần thôi, ý nghĩa quan trọng còn lại có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết.

Những xu hướng thời trang cưới luôn thay đổi từ năm này sang năm khác. Thứ được thêm vào, thứ được bỏ đi nhưng chỉ có 1 món duy nhất không bao giờ bị bỏ đi, vẫn giữ được vị trí quan trọng của mình đã bao đời nay, đó chính là mạng che mặt của cô dâu.

Việc chú rể kéo tấm mạng che mặt cô dâu sau khi cả hai trao nhẫn, dành tặng cô dâu nụ hôn lãng mạn luôn là một phần quan trọng của buổi lễ. Tập tục này xuất phát từ các nước phương Tây nhưng ngày nay, tại nước ta cũng đã có nhiều cặp đôi đưa nghi thức đó vào hôn lễ của mình.

Vậy bạn có bao giờ thắc mắc vì sao cô dâu luôn phải sử dụng mạng che mặt mỗi khi chuẩn bị tiến hành hôn lễ hay không? Bạn nghĩ để cho cô dâu thêm phần bí ẩn, quyến rũ, xinh xắn sao? Cũng không hẳn, đó chỉ là một phần thôi, ý nghĩa quan trọng còn lại có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết.

Để xua đuổi linh hồn quỷ dữ

Ẩn chứa sau mạng che mặt cô dâu trong ngày cưới là những sự thật bất ngờ và rùng rợn - Ảnh 1.(Ảnh: Internet)

Người La Mã cổ đại tin rằng cô dâu nên sử dụng mạng che mặt để che toàn bộ cơ thể của cô dâu trước những linh hồn quỷ dữ. Tấm mạng che mặt sẽ tạo ra ảo giác như lửa - thứ duy nhất mà quỷ dữ sợ và để ngăn chặn chúng. Có thể nói, tấm mạng che mặt chính là thứ giúp cô dâu ngụy trang, che giấu đi gương mặt của mình trước quỷ dữ.

Biểu tượng của trong trắng, thuần khiết và phục tùng

Mãi cho đến giữa thế kỷ 18, chiếc váy cưới màu trắng mới được xem là biểu tượng của sự trong trắng, thuần khiết. Tuy nhiên, tấm mạng che mặt từ lâu đã mang ý nghĩa này, xuất phát từ các tôn giáo như Cơ Đốc giáo, Do Thái và Hồi giáo.

Vào thời xưa, các nghi lễ kết hôn luôn có sự gắn bó chặt chẽ với những nghi lễ tôn giáo, vì thế, tấm mạng che mặt đã được xem là biểu tượng của sự trong trắng, thuần khiết và phục tùng.

Sở hữu của chú rể

Hành động bố dắt tay con gái tiến vào lễ đường, tận tay trao con gái cho con rể được xem như một sự chuyển giao cô dâu từ người bố sang người chồng. Còn việc người chồng sau đó kéo tấm mạng che mặt như để “đánh dấu” rằng “cô ấy là của tôi”.

Ngăn không cho cô dâu bỏ trốn

Ẩn chứa sau mạng che mặt cô dâu trong ngày cưới là những sự thật bất ngờ và rùng rợn - Ảnh 2.(Ảnh: Internet)

Sau tất cả những ý nghĩa tâm linh của người xưa, tấm mạng che mặt còn được tạo ra để cản trở tầm nhìn cô dâu, không cho cô dâu bỏ trốn trong ngày cưới.

Ngày xưa, những cuộc hôn nhân sắp đặt xảy ra khá nhiều, do đó, để ngăn không cho sự cố ngoài ý muốn xảy ra, như cô dâu bỏ trốn, người ta đã nghĩ ra tấm mạng che mặt này. Thậm chí, tấm mạng che mặt còn được may thật dài cũng với mục đích như trên.

Theo Newben - Thời đại

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X