Hotline 24/7
08983-08983

Ám ảnh chuyện quá khứ, buồn bã, mất ngủ... em phải làm sao đây BS ơi?

Câu hỏi

Thưa BS, Em căng thẳng không thở được, luôn nhớ những chuyện trong quá khứ. Em có bé nhỏ, hay quát và đánh con mỗi khi em cảm thấy khó chịu. Em thường suy nghĩ về những người xung quanh, nhất là khi nghĩ về những sai lầm trong quá khứ của chồng em. Hằng ngày em luôn chì triết chồng cho dù anh đã không còn vậy nữa. Những người hàng xóm cứ nhồi nhét nói xấu để ý vợ chồng em. Em nghe là về chửi chồng. Mỗi lần như vậy tụi em lại cãi nhau rồi anh ấy đánh em. Em không thể ngủ được, lúc nào cũng buồn, cũng chẳng ăn uống gì được. Em có ra ngoài mua thuốc an thần uống.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Rối loạn tâm lý. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rối loạn tâm lý. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tôi mừng vì em còn ý thức được vấn đề của bản thân và muốn tìm cách thoát ra. Điều này rất có lợi cho việc điều trị và phục hồi bệnh của em.

Theo thông tin em cung cấp thì tôi nhận thấy em có dấu hiệu của rối loạn tâm lý - tâm thần. Nếu chỉ đơn thuần là những bức bách trong cuộc sống hôn nhân thì em sẽ có thể tự điều tiết bản thân mình cho phù hợp hơn hoặc là chấm dứt cuộc hôn nhân này, ngược lại, em mất hoàn toàn kiểm soát lý trí của bản thân, biết việc làm của mình là không đúng (như quát đánh con mỗi khi em cảm thấy khó chịu, chì chiết chồng để chồng đánh mình mỗi ngày dù chỉ là chuyện trong quá khứ, buồn bã, chán ăn, mất ngủ). Người có rối loạn tâm lý - tâm thần sẽ không thể giải quyết các vấn đề khó khăn về mặt tình cảm trong cuộc sống. Nếu không nhận biết sớm và điều trị thì bệnh sẽ càng nặng, càng khó trị và xấu nhất là dẫn đến việc tự tử hoặc giết người vì những lý do vốn dĩ không đáng.

Em đừng dị ứng với 2 chữ tâm thần, bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Để chẩn đoán xác định một người có rối loạn tâm thần hay không, loại bệnh nào, mức độ ra sao thì BS chuyên khoa Tâm thần cần phải trò chuyện và khám trực tiếp cho em, khai thác thêm rất nhiều thông tin khác và tầm soát các bệnh lý tổn thương thực thể (như bệnh về nội tiết, thần kinh…) mới định bệnh được và điều trị thích hợp. Vì thế, theo tôi tốt nhất em nên đến khám BS chuyên khoa Tâm thần để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu).

Ở TPHCM, một số trung tâm có chuyên khoa Tâm thần mạnh là BV Nguyễn Tri Phương, ĐH Y Dược... em có thể tham khảo thêm. Chỉ có thuốc điều trị kèm tư vấn tâm lý, thay đổi lối sống mới giúp người bệnh vượt qua khó khăn, ổn định lại cuộc sống, con em vô tội và em đang tự phá hoại bản thân mình, phá hoại hạnh phúc gia đình em, hành hạ tinh thần và tương lai con em.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Sức khỏe tinh thần bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị tổn thương do các bệnh tâm lý - thần kinh. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến não bộ của bạn bằng cách gây ra một sự mất cân bằng hóa học. Chúng có thể gây rối loạn nhẹ đến nghiêm trọng trong cách bạn suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách bạn cảm nhận được con người và sự kiện trong cuộc sống của bạn. Bệnh tâm lý - thần kinh có thể là một tình trạng mãn tính, nhưng có thể được kiểm soát với sự giúp đỡ của bác sĩ.

Một số trong những rối loạn thường gặp là: trầm cảm lâm sàng (hay thường gọi là trầm cảm), rối loạn lưỡng cực, lo âu, stress sau chấn thương (PTSD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), và loạn thần. Một số bệnh tâm lý - thần kinh tập trung vào vài nhóm bệnh nhân nhất định, chẳng hạn như trầm cảm sau sinh chỉ xảy ra ở các bà mẹ mới sinh con.

Bệnh này làm thay đổi cách chúng ta đương đầu với căng thẳng, quan hệ với những người khác, và đưa ra những lựa chọn. Nó có thể dẫn đến những suy nghĩ bạo lực và tự hại. Vì lý do này, sức khỏe tâm thần của bạn đóng vai trò vô cùng quan trọng ở mọi giai đoạn của cuộc sống, từ thời thơ ấu và niên thiếu qua tuổi trưởng thành.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X